Nhật Bản vốn nổi tiếng với nền văn hóa ứng xử vô cùng nghiêm cẩn, mỗi đứa trẻ ở đây đều được giáo dục kỹ càng về hành vi và lời nói sao cho phải phép và phù hợp với quy chuẩn chung của xã hội. Thế nên, đừng hỏi vì sao nhiều người vẫn luôn rất thán phục trước tinh thần thép của người Nhật và luôn chọn xứ sở hoa anh đào làm địa điểm du lịch trong mơ, bởi nếu bạn được tiếp xúc với những con người ở đó, bạn cũng sẽ bị hút hồn bởi cái duyên và sự thân thiện của họ thôi!
1. Gọi kèm theo danh xưng sau tên
Không đơn giản như tiếng Anh, trong giao tiếp bạn chỉ cần dùng một từ “YOU” thôi là có thể xưng hô được với tất cả mọi người, còn tiếng Nhật thì hoàn toàn ngược lại, tùy vào từng đối tượng giao tiếp cụ thể mà người nói sẽ phải dùng các kiểu gọi tên khác nhau để bày tỏ sự tôn trọng của mình với người khác, người ta thường sử dụng các danh xưng đi kèm như san, kun, chan, sama, senpai, kohai, sensei…
Tham khảo một số cách gọi dưới đây nhé:
- Chan – ちゃん: Chan là cách gọi thân mật, thường dùng để xưng hô trong gia đình, người yêu hay bạn bè thân thiết. Và Chan chỉ phù hợp khi dùng với người ngang tuổi tránh dùng với người có tuổi tác và địa vị cao hơn mình.
- Kun – くん: Dùng Kun khi người lớn tuổi hơn muốn gọi một bé trai. Ngược lại, khi muốn gọi một bé gái thì ta dùng Chan nhé.
- San – さん: San là hậu tố thường dùng nhất, được sử dụng bình đẳng ở nhiều lứa tuổi. Có thể được ghép với mọi tên gọi ở nhiều hoàn cảnh, tình huống giao tiếp.
- Sama – さま: Hậu tố Sama được sử dụng trong giao tiếp buôn bán hàng hóa tạo nghĩa là quý khách, khách hàng.
- Senpai – せんぱい: Senpai là cách gọi đàn anh, tiền bối, những anh chị đi trước có nhiều kinh nghiệm, mà bạn kinh trọng cần học hỏi.
- Sensei -せんせい: Được dùng để đề cập đến giáo viên, bác sĩ, công nhân viên chức…đây cũng là cách xưng hô nhằm thể hiện sự tôn trọng, ngưỡng mộ đối với những người đã đạt được những thành tựu, kỹ năng chuyên môn và có địa vị trong xã hội.
2. Trao đổi card visit là cả một nghệ thuật
Với người Nhật, trao đổi danh thiếp cho nhau không chỉ đơn thuần là thói quen giao tiếp mà còn là cả một nghi thức trang nghiêm. Những việc bạn cần làm phải là hướng mặt trước của danh thiếp về phía người kia. Khi đưa cũng phải đưa bằng hai tay. Nếu vị thế của bạn thấp hơn người kia, khi đưa danh thiếp, mình cũng nên hạ thấp xuống hơn. Trong trường hợp trao đổi danh thiếp thương mại, hãy đặt nó ngay ngắn trong chiếc hộp đựng card. Và hãy nhớ đừng quên cúi đầu lịch sự.
3. Đi thang máy cũng phải theo quy tắc
Hành động tưởng chừng như thông dụng này lại đòi hỏi quy tắc rất rõ ràng tại mảnh đất xứ Phù Tang. Nếu là người bước vào thang máy đầu tiên, bạn phải đóng vai trưởng nhóm và nên đứng gần bảng điều khiển. Đồng thời, bạn phải giữ cửa mở cho tới khi mọi người trong thang máy ra hết và là người cuối cùng rời khỏi thang.
4. Không được đụng chạm vào người khác
Ở Nhật Bản, việc nhìn chằm chằm vào mắt hay chạm vào người khác bị đánh giá là hành động thô lỗ. Bởi diện tích của quốc gia này vốn dĩ không lớn. Vì thế, từng người dân Nhật rất tôn trọng không gian cá nhân của mình. Vì thế, khi tới Nhật Bản, đừng tự ý chạm vào người ai.
5. Khi đã lên bàn rượu, mọi giới hạn được xóa bỏ
Một khi đã lên bàn rượu, người Nhật sẽ xóa bỏ hết thứ bậc của mình. Thầy giáo có thể đi uống rượu với các sinh viên của mình hay hai đối tác có thể say sưa tới nỗi nôn lên quần áo của nhau mà không sao. Đó là chuyện thường ngày ở Nhật.
6. Không để lộ tiền trước thiên hạ
Vì một vài lý do nào đó, người Nhật không bao giờ để lộ tiền trước mắt mọi người. Nếu phải đưa tiền cho ai đó, họ sẽ bỏ trong phong bì hoặc một mẩu giấy. Tuy nhiên, khi đi trả tiền tại siêu thị, người Nhật không cần làm điều này.
Nguồn: B.P
Tổng hợp: ~#MamaTổngQuản~
Theo TinAnime