6 yếu tố khiến LPL ngày càng thụt lùi so với ‘đại kình địch’ LCK

LPL và LCK từ lâu đã luôn là kình địch của nhau - nguồn: Gosugamers
Đánh giá post

(Thethaovanhoa.vn) – Truyền thông LPL chỉ ra 6 yếu tố khiến các đội ở khu vực này đang thụt lùi so với LCK.

Trong những năm gần đây, khi chức vô địch Chung kết thế giới phần lớn thuộc về khu vực LPL, không ít người hâm mộ tin rằng các đội tuyển tại đây đang vượt lên so với LCK. Tuy nhiên, tại kỳ CKTG 2022 vừa qua, nhiều vấn đề đang dần hiện hữu. Tuy nhiên, từ những thất bại của các đại diện LPL tại giải đấu quốc tế lớn nhất LMHT, giới truyền thông đã chỉ ra 6 yếu tố chứng tỏ LPL ngày càng thụt lùi so với “đại kình địch” LCK.

LPL và LCK từ lâu đã luôn là kình địch của nhau - nguồn: Gosugamers

LPL và LCK từ lâu đã luôn là kình địch của nhau – nguồn: Gosugamers

1. Các trận đấu được dàn xếp

Một hành vi dàn xếp kết quả các trận đấu có thể khiến người trong cuộc tiêu tan sự nghiệp; nhưng tại LPL, việc xử phạt không nặng như LCK. Đặc biệt, giải LDL (giải hạng 2 của LPL) là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng dàn xếp tỉ số. Điển hình chính là sự việc của tuyển thủ Bo trong mùa giải 2021.

Thậm chí, những tuyển thủ chuyên nghiệp danh tiếng cũng không ngần ngại tham gia dàn xếp tỉ số. Về phần những tuyển thủ tầm trung và kém danh tiếng, những màn dàn xếp tỉ số rõ ràng mang lại món lợi lớn hơn thi đấu một cách trung thực.

Bo là một trong những tuyển thủ nổi tiếng nhất dính đến án dàn xếp tỉ số - nguồn: Sohu

Bo là một trong những tuyển thủ nổi tiếng nhất dính đến án dàn xếp tỉ số – nguồn: Sohu

2. Gian lận

Đồng hành cùng với dàn xếp tỉ số chính là gian lận trong các trận đấu chính thức cũng như các trận đánh xếp hạng. Những sự cố này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh LPL mà còn khiến các tuyển thủ gặp khó khăn trong việc tập luyện. Đã có không ít tuyển thủ chuyên nghiệp tại LPL phải tìm cách chuyển sang máy chủ Hàn chỉ vì hiện tượng gian lận xảy ra quá nhiều.

3. Rắc rối nơi hậu trường

Có một sự thật rõ ràng: các tuyển thủ LCK gần như luôn có một đời sống hậu trường không tì vết. Những tuyển thủ này có thể thi đấu không thực sự tốt nhưng họ sẽ không để bản thân liên quan đến những rắc rối. Thậm chí, những tuyển thủ kỳ cựu như: Deft, BeryL, Faker… cũng không có bất kỳ drama ngoài chuyên môn nào.

Deft có một sự nghiệp cực kỳ dài hơi nhưng anh (và rất nhiều tuyển thủ khác của LCK) nói không với mọi drama - nguồn: LoL Esports

Deft có một sự nghiệp cực kỳ dài hơi nhưng anh (và rất nhiều tuyển thủ khác của LCK) nói không với mọi drama – nguồn: LoL Esports

Nhưng các tuyển thủ LPL lại thường xuyên dính vào những rắc rối, dù sự việc đó được xác minh hay chỉ nằm ở dạng tin đồn. Dù rằng các tuyển thủ cũng không để những drama này ảnh hưởng phong độ nhưng rõ ràng, nhưng đó là một phần biểu hiện của sự thiếu chuyên nghiệp của các tuyển thủ LPL.

4. Mâu thuẫn giữa các tuyển thủ

Tiêu biểu cho yếu tố này chính là mối quan hệ giữa các tuyển thủ FunPlus Phoenix trong mùa giải 2021. Dù rằng sau đó, mọi chuyện đã tạm lắng nhưng không ít người hâm mộ tin rằng, Tian – Doinb sẽ không bao giờ hòa thuận được như trước. Mới đây, Tian còn bị bình chọn là tuyển thủ bị ghét nhất LPL. Nguyên nhân cũng đến từ mùa giải thảm họa 2021.

Mối quan hệ giữa Doinb (đứng trước) và Tian có lẽ sẽ không bao giờ hòa thuận nữa - nguồn: Weibo

Mối quan hệ giữa Doinb (đứng trước) và Tian có lẽ sẽ không bao giờ hòa thuận nữa – nguồn: Weibo

Trong khi đó, các tuyển thủ LCK, đặc biệt là những đội top đầu, luôn có cách xử lý bất đồng nội bộ. Như trường hợp của DRX mới đây là một ví dụ. Chính người trong cuộc – tuyển thủ Pyosik là người trực tiếp đứng ra và giải quyết mọi việc dù anh được xem là nạn nhân trong drama giữa DRX và các tuyển thủ.

5. Hướng đầu tư của các đội tuyển

Tại LCK, không khó để bắt gặp những đội tuyển sử dụng đội hình gồm toàn những tuyển thủ trẻ. Thậm chí, có những cái tên chỉ mới vừa đủ tuổi thi đấu chuyên nghiệp. Điển hình chính là T1 khi đội tuyển này đưa Zeus (tuyển thủ sinh năm 2004) vào đội hình chính thức trong năm 2022 (khi tuyển thủ này vừa tròn 18 tuổi).

Zeus chỉ mới 2004 nhưng đã chứng tỏ bản lĩnh và kỹ năng đáng kinh ngạc - nguồn: LoL Esports

Zeus chỉ mới 2004 nhưng đã chứng tỏ bản lĩnh và kỹ năng đáng kinh ngạc – nguồn: LoL Esports

Trong khi đó, các đội tại LPL có xu hướng vung tiền mang về những tuyển thủ siêu sao và gần như bỏ qua lớp tuyển thủ trẻ. Chính vì lẽ đó, không ít chuyên gia nhận định trong tương lai, có thể LPL sẽ thụt lùi hơn nữa vì không còn những tuyển thủ nào đủ sức kế thừa các đàn anh đi trước. Trong khi đó, các tuyển thủ trẻ tại LPL cũng phải tìm đường sang những khu vực khác (LCS hoặc LEC) để lập nghiệp.

6. Thái độ của các tuyển thủ

Trong quá khứ, các tuyển thủ (của cả LPL lẫn LCK) đều phải đánh đổi cả sự nghiệp để lấy danh tiếng, vinh quang. Nhưng ngày nay, khi sức lan tỏa của mạng xã hội ngày càng mạnh, một tuyển thủ nổi tiếng chỉ sau một đêm là chuyện dễ hiểu. Thậm chí, chỉ cần qua một chức vô địch, không ít cái tên ngay lập tức trở thành huyền thoại.

Các tuyển thủ LPL ngày nay chưa có quá nhiều thành tích nhưng quá nổi tiếng và lương thưởng cũng vô cùng hậu hĩnh - nguồn: LoL Esports

Các tuyển thủ LPL ngày nay chưa có quá nhiều thành tích nhưng quá nổi tiếng và lương thưởng cũng vô cùng hậu hĩnh – nguồn: LoL Esports

Nhưng thành công lại không đi đôi với thái độ chuyên nghiệp. Tại giải LPL All-Star 2022, các tuyển thủ ngôi sao lần lượt bỏ giải. Ngoại trừ TheShy (mắc bệnh) và Uzi (chăm sóc vợ đang có thai), những cái tên còn lại đều chưa đưa ra được lý do chính đáng.

Những yếu tố trên chưa thể gây ảnh hưởng ngay lập tức đến LPL mà tác động của chúng sẽ diễn ra một cách từ từ, chậm rãi. Khu vực LPL không thiếu những tài năng và tiềm lực nhưng rõ ràng; sau CKTG 2022, khán giả có thể thấy các đội đến từ đại lục đã bị LCK bỏ xa quá nhiều.

Theo GameK

Facebook