QUỐC TẾ_ Microsoft mua lại Activision Blizzard (AB) với giá gần 69 tỷ USD, đứng đầu trong 15 thương vụ trong ba năm qua.
Không đầy một tuần sau khi Take-Two Interactive mua lại nhà phát triển trò chơi di động Zynga với giá 12,7 tỷ đô la, Microsoft đã tạo địa chấn trong lịch sử qua việc sở hữu AB.
Năm 2022 đã hoàn toàn thay đổi với hai trong số những thương vụ mua lại lớn nhất diễn ra trong vòng vài tuần đầu tiên. Dưới đây là 15 thương vụ mua lại công ty game đắt giá nhất trong lịch sử:
#1 Microsoft mua Activision Blizzard năm 2022 giá 68.7 tỷ đô
#2 Take-Two mua Zynga năm 2022 với giá 12.7 tỷ đô
#3 Tencent mua Supercell (84% thị phần) năm 2016 với giá 8.6 tỷ đô
#4 Microsoft ZeniMax Media năm 2020 với giá 7.5 tỷ đô
#5 Activision Blizzard mua lại King năm 2015 với giá 5.9 tỷ đô
#6 ByteDance mua Moonton năm 2021 với giá 4.0 tỷ đô
#7 Sony mua lại Bungie năm 2022 với giá 3.6 tỷ đô
#8 Microsoft mua lại Mojang năm 2014 với giá 2.5 tỷ đô
#9 EA mua lại Glu Mobile năm 2021 với giá 2.4 tỷ đô
#10 Facebook mua lại Oculus VR năm 2014 với giá 2.0 tỷ đô
#11 Zynga mua lại Peak năm 2020 với giá 1.8 tỷ đô
#12 Bandai mua lại Namco năm 2005 với giá 1.7 tỷ đô
#13 EA mua lại Playdemic năm 2021 với giá 1.4 tỷ đô
#14 Tencent mua lại Leyou năm 2020 với giá 1.3 tỷ đô
#15 Tencent mua Sumo Group năm 2021 với giá 1.3 tỷ đô
10 trong số 15 thương vụ mua lại công ty trò chơi lớn nhất đã diễn ra trong 3 năm qua. Việc Microsoft thông báo mua lại Activision Blizzard là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy tham vọng trở thành “gã khổng lồ” trong thế giới game của công ty.
Sự hợp nhất này sẽ đưa Microsoft trở thành lớn thứ ba trên toàn cầu về doanh thu và là nhà phát hành đứng sau các trò chơi như Call of Duty và World of Warcraft.
Mua lại Activision Blizzard không phải là thương vụ lớn duy nhất mà Microsoft từng thực hiện. Microsoft mua lại ZeniMax Media vào năm 2020 với giá 7,5 tỷ đô và nhà sáng tạo Minecraft Mojang Studios với giá 2,5 tỷ đô vào năm 2014.
Một phần lý do khiến Microsoft thực hiện những vụ mua lại lớn như vậy là để bắt kịp và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường game. Doanh số bán máy chơi game Xbox của họ cũng tương đối kém so với các thiết bị PlayStation.
Việc Sony thông báo mua Destiny Bungie có thể là nỗ lực của họ để vô hiệu hóa các thương vụ mua lại gần đây của Microsoft và vẫn còn phải xem điều đó sẽ diễn ra như thế nào.
Khi doanh thu từ trò chơi di động bùng nổ, các công ty đang cố gắng thu được lợi nhuận từ sự phù hợp trong không gian trực tuyến. Ngay cả giữa đại dịch, khoảng 1.500 mua bán và sáp nhập trị giá 43 tỷ đô đã diễn ra vào năm 2020.
Theo: Game4v