Dù là trong phim hay ngoài đời thực, các cảnh quay trong những bộ anime của Studio Ghibli đều mang đến một vẻ đẹp thơ mộng.
Một trong những điều khiến các tác phẩm của Studio Ghibli khác với những bộ anime bình thường chính là cảnh vật, những không gian kỳ ảo, mơ mộng, tuyệt đẹp. Từng cánh rừng, căn nhà, đến những thiết kế nội thất đều được chăm chút, mang đến những cảm xúc ấm áp, gần gũi và quen thuộc. Nếu đã từng xem anime Ghibli, khán giả khó lòng mà bỏ qua những khung cảnh tuyệt đẹp trong phim.
1. Phòng ngủ của Arriety (The Secret World Of Arrietty, 2010)
The Secret World Of Arriety là bộ phim Ghibli được cho ra mắt vào năm 2010, dựa trên tác phẩm kinh điển về người tí hon mang tên The Brrowers. Và Studio Ghibli luôn biết cách nắm bắt những chi tiết đắt giá trong truyện, biến chúng thành những điều kì diệu trên màn ảnh theo cách mà chưa có bộ phim remake người thật nào làm được.
Phim xoay quanh một cô gái tí hon tên Arriety cùng người bạn thân của cô – Sho, một cậu bé có vấn đề tim mạch từ khi sinh ra. Căn phòng của Arriety có phần bừa bộn, nhưng đối với Arriety, đó là khu vườn bí mật của riêng cô.
Phòng ngủ của Arriety ở phiên bản đời thực sẽ mang đến nguồn cảm hứng bất tận, phù hợp cho không gian cá nhân như phòng ngủ hoặc phòng làm việc. Đặc biệt, nếu bạn có hứng thú với những đồ vật cổ điển và đồ cũ size to thì đây sẽ là căn phòng cực kì lý tưởng.
Phòng ngủ của Arriety ngoài đời thực
2. Nhà bếp của Zeniba (Spirited Away, 2001)
Là người chị song sinh của Yubaba, nhưng tính cách của Zeniba lại khác hẳn cô em gái đáng sợ của mình. Là một bà lão nhân hậu, tử tế, Zeniba đã tiếp đón Chihiro cùng những người bạn trong căn bếp ấm áp của mình. Đây cũng được xem là một trong những phân cảnh cảm động và được khán giả yêu thích nhất trong Spirited Away.
Hoá ra, cách bài trí cũng như màu sắc của căn bếp đều có dụng ý, nhằm nói lên tính cách dễ chịu của Zeniba. Gạch và ván sàn lộ ra ngoài mang lại cảm giác mộc mạc, xúc. Các hàng, kệ được trang trí bằng những đồ dùng bằng sứ thể hiện cá tính riêng của Zeniba.
Đèn bếp treo thấp cũng tạo cảm giác ấm cúng cho căn phòng. Ngọn lửa cháy hồng như thể hiện tình thương ấm áp trong trái tim của Zeniba.
3. Phòng tắm của Howl (Howl’s Moving Castle, 2004)
Trong bộ phim Ghibli được khán giả cực kì yêu thích của Hayao Miyazaki, một phù thủy ghen tuông đã biến người thợ may trẻ Sophie thành một bà già. Cố gắng hóa giải lời nguyền của mình, Sophie tìm được công việc dọn dẹp tại một lâu đài huyền ảo của Howl, một thầy phù thủy. Lâu đài của Howl được đánh giá là một trong những kiến trúc đạt điểm tuyệt đối của điện ảnh về kiến trúc tưởng tượng và thiết kế nội thất.
Giống như Sophie, phòng tắm của Howl cho thấy anh là “thánh ở dơ”, khác xa với vẻ ngoài hào nhoáng và đẹp trai của mình. Các ống và vòi bằng đồng cổ điển phản ánh cơ chế “steampunk” của bộ phim.
Những vết thuốc nhuộm tóc màu mè trên khắp mảng tường cho thấy vẻ ngoài được chăm sóc cẩn thận của Howl. Việc các màu sắc được sơn một cách hoang dã và rực rỡ trong một phòng tắm cổ điển như vậy mang lại cảm giác khá kì diệu.
4. Phòng ngủ của Anna (When Marnie Was There, 2014)
When Marnie Was There là một bộ phim cảm động, kể về cô bé Anna được gửi đến ở với người thân sau khi lên cơn hen suyễn. Cô ở trong phòng con gái của họ và gặp một cô gái bí ẩn trong một biệt thự gần đó. “Sinh sau đẻ muộn” nên những khung cảnh anime trong phim có ít nhiều thay đổi, sắc nét và chi tiết hơn.
Ở đời thực, căn phòng của Anna mang lại một cảm giác thực tế, có phần hoài niệm. Chiếc đèn giấy được mô phỏng như những tác phẩm điêu khắc ánh sáng Akari nổi tiếng của Isamu Noguchi. Ngoài ra, rèm che và rèm cửa được kết hợp hoà hợp, tạo ra một cảm giác nhẹ nhàng, mát mẻ, lại càng thêm hoàn hảo bởi tông màu gỗ và xanh lá cây nhẹ nhàng.
5. Văn phòng làm việc của Baron (The Cat Returns, 2002)
Bị đe dọa bởi một cuộc hôn nhân sắp đặt với một con mèo, Haru đã đến thăm Cục Mèo để xin lời khuyên. Tại đây cô gặp Nam tước Humbert von Gikkingen rất đúng mực, người có tính cách vương giả mà văn phòng phản ánh.
Tuy nhiên, văn phòng trong xã hội mèo trông giống như một phòng khách (thu nhỏ) hơn là một không gian làm việc. Những đống sách đóng bìa bằng vải và sự thịnh vượng của tân cổ điển duy trì một cảm giác trật tự.
Bàn viết kiểu văn phòng luôn tạo thêm nét đặc sắc, đặc biệt là khi được đặt cạnh một bình hoa lớn. Cảm giác đối xứng của căn phòng tạo thêm cảm giác lộng lẫy siêu thực.
Nguồn ảnh: householdquotes
https://kenh14.vn/lac-mat-nhin-5-can-phong-ghibli-tu-phim-ra-doi-that-xuyt-xoa-tung-chi-tiet-mot-vi-dep-tren-ca-tuong-tuong-20220423155033376.chn
Theo GameK