Ông Trời


Ông Trời là vị thần Tối cao, thần của Bầu trời trong thần thoại Việt Nam. Không rõ Ông Trời có mối liên hệ gì với thần Trụ Trời hay không, nhưng có thể giống với những thần thoại khác, thần Khởi thủy và thần Tối cao không nhất thiết phải là một (VD: Thần thoại Hy Lạp, thần Tối cao là Zeus nhưng thần Khởi thủy là Chaos).

Ông Trời có quyền phép vô song, tạo ra con người, muôn loài vật, cây cỏ. Trời thấy tất cả mọi sự việc xảy ra trên thế gian, nên người ta nói không ai thoát khỏi lưới trời, tránh khỏi mọi việc do trời định, mọi sự xảy ra thì ‘nhờ Trời’, có việc gì than thở lại ‘Trời ơi’, Trời sinh, Trời dưỡng, khi chết thì về chầu Trời. Mỗi khi Trời giận thì lại xảy ra thiên tai lũ lụt.

Giang sơn của Trời là Thiên đình nằm ở tầng cao nhất trên chín tầng mây. Vợ của Ông Trời là Bà Trời. Do văn hóa Trung Hoa và Đạo giáo du nhập vào Việt Nam, hai người còn được gọi là Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu.

Ông Trời và Bà Trời đẻ toàn một bầy Vịt Giời: nữ thần Mặt Trăng, nữ thần Mặt Trời, nữ thần Lúa, Ả Chức, Nàng Bân và Liễu Hạnh là những nàng công chúa nhà trời nổi tiếng nhất.

Dưới quyền Trời có nhiều vị thần, trên thiên đình có thần Sét, thần Mưa, thần Gió, thần Sinh, thần Tử (tức Nam Tào, Bắc Đẩu), dưới hạ giới có thần Đất, thần Núi, thần Nước, thần Bếp (Táo Quân), dưới Âm Phủ lại có Diêm Vương, vân vân…

Trong những bài viết sắp tới, page sẽ giới thiệu thêm với các bạn về những vị thần của Thần thoại Việt Nam, chẳng qua do tư liệu dân gian bị Tàu đốt sử sách nên thất thoát nhiều, cũng ít được hệ thống lại để xuất bản thành sách phổ biến tới dân chúng, chứ cũng hoành tráng đâu kém gì các dòng thần thoại khác 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *