Crisis Core -Final Fantasy VII- Reunion tái ngộ với một huyền thoại

Vào giữa những năm 2000, Nintendo gần như thống trị toàn bộ mảng game handheld nhờ vào món vũ khí hủy diệt NDS cùng một loạt các tựa game đỉnh. Thì PSP nhờ vào mối quan hệ của Sony với nhiều Studio game lớn vào thời điểm đó mà mới có những lá chắn vô cùng mạnh mẽ để không bị gục ngã. Một trong những lá chắn đó phải kể đến Final Fantasy VII: Crisis Core, bản prequel của một trong những tựa game JRG tuyệt vời nhất mà Square Enix đã sản xuất. Phiên bản Crisis Core thời điểm đó đã tạo ấn tượng rất mạnh khi kết hợp nhuần nhuyễn giữa gameplay Hack ‘n’ Slash nhanh, dồn dập với cốt truyện có chiều sâu cùng đồ họa thuộc dạng đỉnh của PSP thời đó. Thế nhưng giờ đây sau nhiều năm thì việc tận hưởng tựa game này không còn dễ dàng như trước đồng thời đồ họa của game cũng không còn mấy hợp thời vì thế sau thành thành công của bản FFVII Remake, Square Enix đã quyết định làm lại phần game kể trên với tên gọi mới là Crisis Core -Final Fantasy VII- Reunion. Và các fan trung thành đã cảm thấy vô cùng may mắn vì bản game này đã được Square Enix thực hiện vô cùng tốt.

Crisis Core -Final Fantasy VII- Reunion

Crisis Core -Final Fantasy VII- Reunion không quá xuất sắc nhưng vẫn đủ làm hài lòng các fan hâm mộ

Crisis Core -Final Fantasy VII- Reunion, vẫn giữ nguyên phần cốt truyện gốc khi bạn sẽ vào vai Zack Fair, một thanh niên đầy nhiệt huyết và có phần hơi kiêu ngạo đang mơ ước leo lên những nấc thang mới trong sự nghiệp lính đánh thuê của mình (đồng thời trở thành một anh hùng chính hiệu) trong hàng ngũ SOLDIER, một nhóm quân sự trực thuộc công ty năng lượng Shinra. Thế nhưng giấc mơ của anh mau chóng tan vỡ khi anh cùng đồng đội theo dấu Genesis, một trong những kẻ đã phản bội công ty mẹ khi phát hiện ra nhiều bí mật đen tối. Phần cốt truyện của Crisis Core -Final Fantasy VII- Reunion có thể giờ đã trở nên quá đỗi quen thuộc, thậm chí có một chút đơn giản so với nhiều yêu cầu lúc này. Nhưng trên cơ bản cốt truyện của game vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ tạo ra các sân chơi cho game thủ, tạo sàn diễn để họ người chơi hiểu thêm về các nhân vật từ đó yêu quý họ hơn. Hay thứ mà tôi đánh giá cao nhất trong phiên bản tiền truyện này đó là tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các nhân vật với nhau từ đó tạo nên một sự đồng cảm sâu sắc với hoàn cảnh của họ.

Lúc còn là một tựa game trên máy cầm tay, Crisis Core đã phải chia nhỏ bản thân ra để cho cỗ máy PSP không bị quá tải. Game được chia làm 10 vùng chính, với thời lượng kéo dài chỉ tầm 1-2 tiếng để hoàn thành cho mỗi chương. Đa phần thời gian các bạn chỉ cần di chuyển từ điểm này tới điểm khác rồi lựa chọn có lao vào chiến đấu hay không. Đan xen với chúng là những giây phút giải lao nơi bạn được giao nhiệm vụ đi thám hiểm các khu vực xung quanh để hiểu thêm về thế giới đồng thời nhận thêm các nhiệm vụ phụ. Mỗi khu vực này cũng được sắp xếp một số rương ẩn đòi hỏi bạn phải tinh mắt một chút mới khám phá được. Lối chơi tuyến tính này có thể không phù hợp với đại đa số những bạn thích thể loại nhập vai phương tây do nó khá thiếu sự tự do, nhưng đây lại là một món ăn truyền thống của các fan JRPG thế nên việc đánh giá đây là điểm mạnh hay yếu thì còn tùy thuộc vòa bạn thích thể loại nào hơn mà thôi. Cơ chế chiến đấu của Crisis Core -Final Fantasy VII- Reunion vẫn tập trung vào phong cách Hack n Slash, nhưng đừng để những màn hướng dẫn đầu tiên làm bạn nhầm tưởng rằng chỉ cần spam một nút đánh là bạn có thể dễ dàng qua màn. Vì bạn còn phải thường xuyên thay đổi chiêu thức, phép thuật để khai thác điểm yếu của kẻ thù còn nếu không việc Zack bị cho lên bản là điều xảy ra thường xuyên.

Crisis Core -Final Fantasy VII- Reunion

Game đã có nhiều cải thiện về mặt hình ảnh lẫn hiệu ứng

Nhắc đến Crisis Core mà không nhắc tới DMW – Digital Mind Wave là một thiếu sót rất lớn. Đối với các bạn lần đầu chơi game thì đây sẽ là một cỗ máy chơi game dạng Slot, bên trên sẽ có rất nhiều các chữ số cùng hình của các nhân vật trong game. Nếu bạn may mắn thì bên cạnh việc cung cấp nhiều Buff có lợi ra thì cơ chế này còn giúp bạn tung ra các đòn Limit Break hoặc triệu hồi các tinh linh để tung ra các đòn thế long trời lở đất. Bên cạnh việc hỗ trợ chiến đấu DMW còn hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc nâng cấp materia cùng level của mình. Nhiều lúc cơ chế may rủi này sẽ khiến bạn muốn phát điên lên nhưng cũng có lúc chúng sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng phấn khích vì độ may mắn của mình.

Bản thân là một bản remaster nhưng Crisis Core -Final Fantasy VII- Reunion đã vay mượn rất nhiều tài nguyên từ phiên bản FFVII nên chất lượng đồ họa của game không khác gì so với một phiên bản Remake cả. Thế nhưng nếu tinh ý thì thỉnh thoảng bạn vẫn sẽ nhận thấy một số lỗi đồ họa nhỏ như các nhân vật có đôi mắt trong suốt hoặc mô hình hoạt động như ý. Nếu các lỗi đó không khiến bạn phiền lòng thì hình ảnh chiến đấu với Ifrit trong lòng núi lửa, hoặc khi Bahamut Zero tung cánh chơi tuyệt kỹ chắc chắn sẽ khiến bạn phải há hốc mồm. Phần âm thanh thì khỏi phải bàn cãi nhiều khi Square Enix đã sử dụng lại rất nhiều những bản nhạc họ phối lại khiến cho chúng vừa mang cảm giác tưởi mới, vừa thân thuộc đủ để bạn đắm chìm trong cuộc phiêu lưu hàng giờ liền.

 

Crisis Core -Final Fantasy VII- Reunion Crisis Core: Final Fantasy 7 Reunion Final Fantasy VII Reunion

Theo: Game4v

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *