Hai mươi năm trước, giới chuyên môn từng nhận định, nếu như Huyền thoại Starcraft – tựa game chiến thuật lừng danh của Blizzard thì chắc hẳn, Lim “BoxeR” Yo-Hwan thực hiện nghĩa vụ quân sự thì nên thể thao điện tử Hàn Quốc sẽ sụp đổ. Chính bởi thời điểm đó, Lim Yo-hwan là một tuyển thủ Esports hàng đầu và là biểu tượng của thể thao điện tử Hàn Quốc, thu hút nhiều người hâm mộ. 

Sau đó, dù phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng anh đã tiếp tục được chơi game tại đội tuyển BroodWar của không quân Hàn Quốc và là đội tuyển game thủ quân sự đầu tiên trên thế giới. Sau khi xuất ngũ, BoxeR quyết định sẽ chuyển sang StarCraft 2 khiến anh bị KeSPA cấm thi đấu BroodWar chuyên nghiệp trong vòng 3 năm.

Nhìn lại khoảng thời gian khi đó, việc Lim Yo-hwan nhập ngũ là một trong những vấn đề lớn nhất với không chỉ đối với người hâm mộ mà còn đối với điện tử Hàn Quốc. Sau 20 năm khi thế hệ của BoxeR qua đi, người hâm mộ cũng như giới chuyên môn Hàn Quốc lại một lần nữa phải đối mặt với vấn đề này.

Thời gian vừa qua, LCK đã trải qua gần một tháng không có ngôi sao thể thao điện tử vĩ đại nhất – Lee “Faker” Sang-hyeok thi đấu do chấn thương. Việc Quỷ Vương phải tạm rời sân đấu đã ảnh hưởng đến kết quả của T1. Họ từ một đội đang đứng thứ 3 tại vòng bảng nhanh chóng “tụt dốc không phanh” sau 7 trận thua xuống vị trí thứ 5 trên BXH.

Credit: Riot Games

Thậm chí cùng với phong độ đi xuống từ T1, lượng người xem LCK cũng giảm gần một nửa. Theo dữ liệu từ Esports Charts, T1 là một trong những đội tuyển nổi tiếng nhất bậc nhất làng thể thao điện tử và luôn giữ kỷ lục về số người xem (không bao gồm người xem Trung Quốc). Trong khoảng thời gian Faker không thi đấu, trung bình các trận của T1 chỉ có khoảng 400.000 người xem. Và khi Quỷ Vương trở lại, LCK đã ghi nhận số lượng người xem lên đến 475.000 người – chỉ số người xem đã tăng hơn 18%. 



Hiện tại, Faker đã thi đấu chuyên nghiệp được hơn 10 năm. Việc sau khi tuyển thủ này giải nghệ cũng từng được giới chuyên môn Hàn Quốc bàn luận đến rất nhiều. Tuy nhiên đó là câu chuyện trong tương lai khi hiện tại người chơi đường giữa của T1 đang rất nỗ lực để kéo dài tuổi thọ thi đấu. Bản thân T1 cũng khó lòng thay thế Faker khi anh vừa là con át chủ bài, vừa là chỗ dựa tinh thần của đội.

Credit: LCK

LCK đã sớm trải qua giai đoạn không có Faker và giải đấu này cũng có thể chững lại sau khi Faker giải nghệ. Tuy nhiên, hiện giải đấu LMHT hàng đầu xứ Kim Chi cũng đang sở hữu những ngôi sao sáng giá và tài năng. Dù không đủ sức thay thế vị trí của Faker nhưng chắc chắn họ có thể giữ nhiệt được cho giải đấu.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Daily Game nhân kỷ niệm 15 năm thành lập, Lee Jeong-hoon – tổng thư ký của LCK đã từng nói: “LCK sẽ tồn tại trong 10 năm tới và sẽ tiếp cận được với nhiều đối tượng người xem khác nhau. Chúng tôi đã trải qua giai đoạn không có Faker thi đấu và nhận ra rằng thời gian cần chuẩn bị cho LCK không có Faker đã đến”.

Còn nhớ khi Faker trở lại LCK sau giai đoạn tạm nghỉ, LoL Esports đã khẳng định đây là “sự trở lại của nhà vua”. Tất nhiên, khi nhà vua trở lại cũng là lục LCK được tăng thêm nhiệt, dẫy vậy, giới chuyên môn LCK cũng có “bài tập về nhà” cho “bài toán” LCK mà không có Faker. Riot Games nói chung và khu vực LCK nói riêng phải tìm ra được “lời giải” phù hợp nhất cho “bài toán” khó này.

Credit: LCK

LCK sẽ ra sao nếu Faker giải nghệ? Đó là một kịch bản khó có thể tưởng tượng ra nhưng một ngày nào đó nó chắc chắn sẽ xảy ra. Ngay cả khi không có Faker, để LCK tiếp tục nhận được tình yêu từ người hâm mộ một cách lâu dài, BTC và giới chuyên môn cũng cần phải có những cải thiện để giữ nhiệt giải đấu và thu hút người hâm mộ mới!

Trận Chung kết LCK Mùa Hè 2023 sẽ được diễn ra vào lúc 13h00 ngày 20/08 tới. Người hâm mộ có thể theo dõi lịch thi đấu và kết quả của vòng Playoffs tại đây. Người hâm mộ có thể theo dõi các trận đấu trên các trang YouTube và Twitch chính thức của LCK. Hãy cùng theo dõi và cổ vũ cho đội tuyển bạn yêu thích nhé!

XEM THÊM: LCK Mùa Hè 2023: Alistar chính là ‘chìa khóa’ cho mọi chiến thắng tại giai đoạn Playoffs