Truyền thông LPL: “Trở thành tuyển thủ Esports khó gấp 7 lần vào Thanh Hoa – Bắc Đại”, nguyên nhân khó chối cãi

Esports đã trở thành bộ môn được tranh huy chương hẳn hoi tại ASIAD

Nghề tuyển thủ Esports ở xứ Trung thực sự rất khó.

Đối với LMHT, lượng người chơi trên toàn thế giới thực tế là vô cùng lớn và tựa game cũng được xem là “game MOBA quốc dân”. Các giải đấu thu hút mấy triệu người xem là chuyện hoàn toàn bình thường. Trong đó, cũng có rất nhiều người trở thành tuyển thủ chuyên nghiệp mỗi năm. Tất nhiên, không phải ai cũng đạt được thành công, nhưng có thể nói việc trở thành tuyển thủ LMHT chuyên nghiệp nói riêng và Esports nói chung đã và đang là ước mơ của rất nhiều người trẻ hiện nay. Nhất là khi, các cơ quan ban ngành thể thao cũng đã đưa Esports trở thành một bộ môn tranh tài chính thức tại một số sự kiện thể thao đẳng cấp của thế giới, như ASIAD năm ngoái là ví dụ điển hình.

Esports đã trở thành bộ môn được tranh huy chương hẳn hoi tại ASIAD

Esports đã trở thành bộ môn được tranh huy chương hẳn hoi tại ASIAD

Một trong những lý do tiêu biểu để tuyển thủ Esports trở thành công việc đáng mơ ước, chính là từ thu nhập. Có rất nhiều tuyển thủ chuyên nghiệp có thu nhập rất cao, không chỉ từ đánh giải mà còn từ các hợp đồng quảng cáo. Ví dụ như Faker đang là gương mặt thương hiệu của nhiều brand danh tiếng như BMW, Samsung, các dòng sản phẩm chơi game… hay TheShy, Uzi cũng có thu nhập rất tốt. Ở tuổi đôi mươi, một tuyển thủ có thể nhận được thu nhập hàng chục triệu (ở đây là NDT) mỗi năm – đó là những con số đầy cám dỗ.

Faker là tuyển thủ LMHT có thu nhập cao nhất hiện nay

Faker là tuyển thủ LMHT có thu nhập cao nhất hiện nay

Nhưng theo nhà cựu vô địch thế giới bộ môn Warcraft 3 và hiện đang là quản lý của Team WE (LMHT) – Li Xiaofeng, việc trở thành tuyển thủ Esports không dễ chút nào và tỉ lệ trở thành tuyển thủ chuyên nghiệp là 1 trên 1 triệu. Ông đưa ra dẫn chứng: “Vào năm 2019, một tổ chức Esports mở đợt tuyển chọn tài năng trẻ quy mô lên đến 100.000 người. Nhưng chỉ có 10 người được chọn đi tiếp và sau đó chỉ có 1 người cuối cùng được tham gia các trận đấu chuyên nghiệp”.

Li Xiaofeng - nhà vô địch thế giới bộ môn Warcraft 3 và hiện đang là quản lý tại Team WE khẳng định tỉ lệ trở thành tuyển thủ Esports là 1 trên 1 triệu

Li Xiaofeng – nhà vô địch thế giới bộ môn Warcraft 3 và hiện đang là quản lý tại Team WE khẳng định tỉ lệ trở thành tuyển thủ Esports là 1 trên 1 triệu

Theo như truyền thông LPL cho biết, tỉ lệ 1 trên 1 triệu thậm chí còn thấp hơn (gấp khoảng 7 lần) so với tỉ lệ đậu vào 2 trường đại học giỏi nhất Trung Quốc là Thanh Hoa và Bắc Kinh (Bắc Đại). Tỉ lệ đậu vào 2 trường này, theo thống kê năm 2020 là 0.073%.

Truyền thông LPL nhận định trở thành tuyển thủ Esports chuyên nghiệp còn khó hơn vào Thanh Hoa - Bắc Đại

Truyền thông LPL nhận định trở thành tuyển thủ Esports chuyên nghiệp còn khó hơn vào Thanh Hoa – Bắc Đại

Tất nhiên, việc trở thành tuyển thủ chuyên nghiệp của Esports sẽ có những tiêu chí khác hẳn so với thi cử vào các trường đại học trên. Nhưng có một thực tế, tỉ lệ người chơi Esports bình thường trở thành tuyển thủ là vô cùng thấp. Hơn nữa, dù có nền Esports hùng mạnh hàng đầu thế giới, thì xứ Trung vẫn sẽ ưu tiên cho việc học văn hóa với những bằng cấp học thuật, và ra làm các công việc khác.

Hình ảnh kỳ thi cao khảo nổi tiếng của Trung Quốc

Hình ảnh kỳ thi cao khảo nổi tiếng của Trung Quốc

Chưa kể, việc trở thành tuyển thủ là một chuyện. Để có được thu nhập cao, tuyển thủ đó phải có thành tích. Những cái tên như Uzi, Xiaohu hay các ngoại binh như TheShy, Rookie… đã quá nhiều thành tích trong làng LMHT chuyên nghiệp. Và chính họ đã phải đánh đổi sức khỏe (cả thể chất lẫn tâm lý). Trong khi những người kém tiếng hơn sẽ khó khăn hơn. Như Mlxg từng là đồng đội của Uzi, lại còn là “Thần rừng LPL” một thời nhưng cuộc sống của anh sau khi giải nghệ vô cùng khó khăn.

Cùng một đội nhưng Mlxg (cầm cúp) và Uzi (ngoài cùng bên phải) có cuộc sống rất khác nhau

Cùng một đội nhưng Mlxg (cầm cúp) và Uzi (ngoài cùng bên phải) có cuộc sống rất khác nhau

Ngoài ra, cách đây ít lâu, một nữ HLV của Esports Trung đã qua đời vì ung thư. Điều này làm dấy lên sự cảnh tỉnh về thói quen vô cùng độc hại của nhiều tuyển thủ, như thức khuya, lao lực, ăn uống thất thường… Và đó là những gì cần đánh đổi để sở hữu mức thu nhập mơ ước.

Chấn thương, sức khỏe hao mòn, ăn uống thất thường dễ dẫn đến bệnh... là những gì mà các tuyển thủ phải đánh đổi (nhưng chưa chắc đã thành công)

Chấn thương, sức khỏe hao mòn, ăn uống thất thường dễ dẫn đến bệnh… là những gì mà các tuyển thủ phải đánh đổi (nhưng chưa chắc đã thành công)

Trở thành tuyển thủ Esports nói chung và tại LPL nói riêng chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Không chỉ cần đam mê, mà còn là tinh thần trách nhiệm và tài năng thiên phú. Những tuyển thủ như Faker là “của hiếm”. Nhưng có lẽ vẫn sẽ có những người trẻ đam mê với nghề tuyển thủ Esports chuyên nghiệp và sẵn sàng dấn thân dù biết vô cùng khó khăn.

Theo GameK

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *