Activision đang kiện trang web EngineOwning trong nỗ lực nhằm giải quyết nạn gian lận tràn lan trong các tựa game Call of Duty của công ty.
Activision đang kiện nhà cung cấp các phần mềm gian lận nổi tiếng EngineOwning, cáo buộc rằng trang web này có trụ sở tại Đức và đang phân phối các phần mềm gian lận cũng như hack độc hại. Theo đơn kiện, công ty yêu cầu bồi thường 2.500 USD cho mỗi lần vi phạm.
EngineOwning được thành lập vào năm 2014 và đã bán các phần mềm gian lận của nhiều trò chơi lớn khác nhau, các phần mềm này đều được họ tuyên bố là những ai sử dụng sẽ không thể bị phát hiện được. Trang web đặc biệt sáng tạo ra các loại cheat cho Call of Duty của Activision như aimbots, bắn nhanh, phát hiện ra-đa và người chơi cũng như các lợi thế gian lận mang tầm cỡ “pháp sư” khác.
Trong đơn kiện, Activision tuyên bố họ đã phải dành một lượng lớn nguồn lực để chống lại những kẻ gian lận trong các trò chơi của mình, nhưng những nỗ lực liên tục của các nhà cung cấp phần mềm gian lận đã khiến công ty bị thiệt hại rất nhiều về cả doanh thu và danh tiếng.
Trang web EngineOwning hiển thị một tuyên bố rằng “mọi người nên có khả năng chiến thắng và thưởng thức các trận đấu trực tuyến”. Tuy nhiên gian lận trong các trò chơi nhiều người chơi cạnh tranh, chẳng hạn như Call of Duty: Warzone, có xu hướng làm hỏng trải nghiệm của phần lớn người chơi khác và phá vỡ cơ chế gameplay cũng như phá hoại các yếu tố cạnh tranh. Chưa kể đến việc những game thủ tức giận vì sự thiếu công bằng này sẽ đổ lỗi cho các nhà phát triển trò chơi nếu các vấn đề gian lận không được giải quyết. Hầu hết game thủ trên Subreddit /r /CODWarzone đã phản ứng tích cực trước thông tin Activision kiện trang web bán hack này, với nhiều người bày tỏ hy vọng rằng việc này sẽ đem đến kết quả sẽ tích cực cho các game thủ.
Với nhiều trang web như EngineOwning còn kiếm tiền từ việc bán phần mềm gian lận và khai thác lỗ hổng trong tựa game, vấn đề có thể sẽ không chấm dứt một sớm một chiều, nhưng gần đây đã có thông tin rằng hệ thống chống gian lận mới trong Call of Duty: Warzone là Richochet đã khoá thành công khoảng 50.000 “pháp sư” chỉ trong một ngày, điều này cho Activision vẫn đang rất cố gắng. Có điều vẫn có một số kẻ gian lận đã vượt qua hệ thống và công khai chế giễu trò chơi bằng cách đặt những cái tên nhân vật như ‘NiceAnticheat’ và ‘@YesImHacking’. Call of Duty: Vanguard cũng đã trải qua một làn sóng bị càn quét bởi những kẻ gian lận, khiến một số người đặt câu hỏi nghi vấn về tính hiệu quả lâu dài của hệ thống chống gian lận Richochet và cách tiếp cận của Activision.
Các hãng game lớn khác cũng ngày càng chủ động trong việc cố gắng hạn chế các hacker trong các trò chơi nhiều người chơi của họ. Năm ngoái, các trò chơi của Rockstar đã bắt đầu thuê thêm các nhà phân tích phần mềm gian lận để giải quyết các vấn đề đang diễn ra trong Grand Theft Auto Online và Red Dead Online. Công ty cũng thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt hơn đối với những người chơi bị bắt quả tang sử dụng phần mềm độc hại, ví dụ như xóa tài khoản hoàn toàn trong một số trường hợp.
Mặc dù gian lận hay hack cheat có thể thú vị trong một số trò chơi offline và trong một số bối cảnh nhất định, chúng thường có hại trong các trò chơi nhiều người chơi cạnh tranh, làm hỏng trải nghiệm của hầu hết các game thủ. Những nỗ lực kiện tụng của Activision để ngăn chặn các hoạt động này có thể có lợi cho cộng đồng Call of Duty: Warzone và các trò chơi khác bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của EngineOwning.
Xem thêm: The Last of Us 2 chế độ nhiều người chơi sẽ được miễn phí?
.fb_iframe_widget_fluid_desktop iframe {
width: 750px !important;
}
Theo: Game4v