Hajime Isayama, tác giả của Attack on Titan luôn mô tả Eren Yeager là một nhân vật khó viết. Tràn đầy nhiệt huyết, ham muốn trả thù và cực kì quyết tâm, đó là những từ có thể miêu tả Eren xuyên suốt series và điều này đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi vì nhiều lý do khác nhau.

Ban đầu, Eren được coi là một nhân vật tương đối điển hình: nóng nảy, có lòng thù hận và bướng bỉnh. Tuy nhiên, lý tưởng, lòng dũng cảm và sự can đảm của cậu đã chạm đến trái tim của các đồng đội khi làm gương cho họ.

Theo thời gian, khi trưởng thành, tính cách của Eren đã thay đổi hoàn toàn, đến mức nhiều người coi cậu là kẻ phản diện cuối cùng của Attack on Titan. Điều này không hoàn toàn vô căn cứ, vì một số hành động của cậu trong các phần sau của câu chuyện hoàn toàn là phản diện và thời lượng xuất hiện của cậu so với các nhân vật chính khác cũng ít hơn.

Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện là gì?

Credit: hinxlinx

Nhìn chung, các nhân vật chính diện đều có một điểm chung, đó là lý tưởng đúng đắn, tích cực với Naruto trong series cùng tên là một ví dụ hoàn toàn phù hợp với kiểu nhân vật này.

Tất nhiên, kiểu nhân vật này vẫn có một số biến thể, chẳng hạn như Lelouch vi Britannia trong Code Geass với chủ nghĩa “phản anh hùng” hoặc Ken Kaneki trong Tokyo Ghoul.

Trái ngược với chính diện là phản diện. Hình mẫu phản diện điển hình nhất trong anime/manga có lẽ là Askeladd trong Vinland Saga hoặc Stain trong My Hero Academia khi luôn tìm cách chống lại mục tiêu của nhân vật chính và làm mọi cách để phá hoại. Chúng thường là những kẻ tàn nhẫn, độc ác hoặc thích hành hạ, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Đôi khi một số người sử dụng những công cụ tiêu cực hay đơn giản bị thế giới ép phải “phản diện hóa”.

Không phải Attack on Titan hay Jujutsu Kaisen, đâu là top 5 anime đáng xem nhất của MAPPA
Attack on Titan bất ngờ bị ‘tấn công’ bởi một quả trứng

Eren đã bị ‘phản diện hóa’ như thế nào?

Credit: Hajime Isayama

Eren gần như chắc chắn là nhân vật chính của bộ truyện cho đến time skip, nhưng mọi thứ trong phần sau của bộ truyện đã thay đổi hoàn toàn tính cách của Eren.

Eren dần thay đổi khi cậu học được nhiều hơn về những điều xấu xa của thế giới, buộc cậu phải từ bỏ thế giới quan lý tưởng của mình. Đến cuối Arc Trở về Shiganshina, góc nhìn của Eren đã bị thay đổi sau khi sống trong sợ hãi do Titan gây ra. Phản ứng của cậu khi cuối cùng cũng nhìn thấy biển sau nhiều năm mơ về nó đã xác nhận điều này, vì cậu chỉ có thể nghĩ đến những kẻ thù mới phải đối đầu ở phía bên kia.

Phản ứng đầu tiên của Eren khi biết rằng nền văn minh đã tồn tại bên ngoài bờ biển Paradis là đặt câu hỏi liệu tự do của cậu có một lần nữa bị tước đoạt bởi những kẻ nuôi lòng căm thù tổ tiên người Eldia hay không.

Palworld: Game thủ gây sốt khi tái hiện lại chân thực thế giới Attack on Titan
Attack on Titan: Tác giả manga gửi thông điệp đặc biệt cho fan trước thềm Final Season công chiếu
Credit: Hajime Isayama

Trong suy nghĩ của cậu, phản ứng tự nhiên đối với vấn đề này là sử dụng bạo lực để giải quyết mối đe dọa này. Ngay từ khi còn nhỏ, Eren đã có xu hướng đó khi đối mặt với những kẻ bắt cóc đã giết cha mẹ của Mikasa. Đối với cậu, bất cứ ai đe dọa đến tự do hoặc hạnh phúc của cậu đều phải bị loại bỏ trước khi chúng có thể làm điều đó: “Nếu ai đó lấy đi tự do của tôi, thì tôi cũng không ngần ngại lấy đi của họ”.

Chính vì vậy, Eren đã quyết định phát động Rung chấn để chấm dứt mọi sự sống bên ngoài Paradis, từ đây Eren đã chính thức trở thành phản diện trong Attack on Titan. Đến cuối cùng, người hâm mộ vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về hành động của cậu, có người đồng tình và cũng có người lên án.

Anime: Ơn giời, Naruto live action đây rồi!
Anime: Những ‘best boy’ của 2023, Top 1 không khiến nhiều người bất ngờ

Eren Yeager đáng thương hơn chúng ta nghĩ

Credit: Hajime Isayama

Suy cho cùng, Attack on Titan không thực sự là một câu chuyện có anh hùng và phản diện, vì đạo đức, trắng đen đã biến mất khi nguồn gốc của các Titan được tiết lộ. Cả tộc Eldia và đế chế Marley đều có những lý do của riêng mình khi tiến hành chiến tranh với nhau.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là hành động xóa sổ phần lớn loài người của Eren là đúng đắn, cậu chỉ đơn giản là một nạn nhân của chiến tranh đang trở lại làm kẻ đi xâm lược để lấy lại những gì mình đã mất, dù nó không phải là phương án tốt nhất.

Nỗi đau mất mẹ, nhà và đồng đội, Eren đã chọn sử dụng sức mạnh to lớn mà cậu có được thông qua Titan Thủy tổ để cứu các đồng minh của mình khỏi mối đe dọa diệt vong.

Từ góc độ này, có thể nói rằng Eren là đã từng là một nhân vật chính diện kiểu “phản anh hùng” trước timeskip và phản diện của giai đoạn sau. Eren chính là hiện thân cho ranh giới mong manh trong chiến tranh, nơi thiện và ác luôn bị lập lờ trong mọi hoàn cảnh.


Theo dõi SharingFunVN để cập nhật thêm những thông tin mới và chính xác nhất về game, Esports, anime và manga.

XEM THÊM: Siêu phẩm Mèo Đi Hia 2022 được cộng đồng phát hiện có nhiều điểm tương đồng với Attack On Titan