Các sếp lớn LCK ngao ngán với tình trạng “lạm phát lương” khi lương dưới 19 tỷ là tuyển thủ không đàm phán

Các sếp lớn LCK ngao ngán với tình trạng lạm phát lương khi lương dưới 19 tỷ là tuyển thủ không đàm phán - Ảnh 1.

Có vẻ như mức lương tuyển thủ tại LCK đang trở nên vô lý giống những gì mà nhà cựu vô địch thế giới Wolf từng chia sẻ.

Như một lẽ thường tình thì sau mỗi một kỳ CKTG là thị trường chuyển nhượng lại mở cửa và đi kèm với đó là hàng loạt những thương vụ mới hay những màn chia tay đội tuyển cũ. Đây là điều cần thiết để các đội tuyển tìm ra một đội hình ưng ý nhất nhằm phục vụ cho các mục đích của mình ở mùa giải mới. Tuy nhiên với giai đoạn chuyển nhượng hậu CKTG 2021 thì mọi chuyện tỏ ra khá phức tạp khi có rất nhiều lùm xùm liên quan tới vấn đề tài chính.

Các sếp lớn LCK ngao ngán với tình trạng lạm phát lương khi lương dưới 19 tỷ là tuyển thủ không đàm phán - Ảnh 1.

Sau nhiều lùm xùm hậu trường thì Nongshim RedForce cuối cùng cũng có chữ ký của Canna

Ví dụ như cách đây ít ngày thì nhà cựu vô địch thế giới – Wolf từng lên tiếng một cách đầy bức xúc trên stream rằng lương tuyển thủ hiện tại cao gấp 5 lần so với hồi năm 2017-2018. Dù không đưa ra một con số cụ thể nhưng chúng ta cần nhớ rằng Wolf tại thời điểm đó là một trong những trụ cột của SKT T1 và hưởng lương vô cùng cao. Nếu những gì anh nói là thật thì mức lương của các tuyển thủ tại LCK hiện tại sẽ là một con số vô cùng khổng lồ.

Các sếp lớn LCK ngao ngán với tình trạng lạm phát lương khi lương dưới 19 tỷ là tuyển thủ không đàm phán - Ảnh 2.

Wolf mới đây đã có những chia sẻ khá bức xúc về việc lương tuyển thủ tại LCK hiện giờ bị đẩy lên quá cao

Thậm chí truyền thông xứ Hàn trong những ngày vừa qua còn có dịp trao đổi với những ông chủ, các người đại diện của nhiều team tại LCK về vấn đề lương bổng. Và con số lương của những tuyển thủ hàng đầu không khỏi khiến chúng ta ngỡ ngàng khi nó có thể rơi vào khoảng 2-3 tỷ won (38-57 tỷ VNĐ) cho mỗi mùa.

Các sếp lớn LCK ngao ngán với tình trạng lạm phát lương khi lương dưới 19 tỷ là tuyển thủ không đàm phán - Ảnh 3.

Mức lương của các tuyển thủ hàng đầu tại LCK được tiết lộ là nằm trong khoảng 2-3 tỷ won

Không dừng lại ở các tuyển thủ top đầu như ShowMaker, Chovy, Canyon, lương của hầu hết người chơi tại LCK cũng ở mức cực kỳ cao. Cụ thể thì một số người đại diện đã chia sẻ một cách cực kỳ ngao ngán rằng: “Ở thời điểm hiện tại, nếu chúng tôi đề nghị mức lương 1 mùa dưới 1 tỷ won (19 tỷ VNĐ) thì hầu hết tuyển thủ tự do còn không thèm thương thảo luôn”.

Các sếp lớn LCK ngao ngán với tình trạng lạm phát lương khi lương dưới 19 tỷ là tuyển thủ không đàm phán - Ảnh 4.

Giá trị tuyển thủ tại LCK đang bị đẩy lên một cách chóng mặt

Với việc mức lương tuyển thủ tại LCK đang bị đẩy lên một con số quá lớn như vậy thì nó giống như một chuỗi domino và khiến giá trị của các thương vụ ngày một “điên rồ” hơn. Nên nhớ rằng đối với các tuyển thủ người Hàn thì không chỉ có các đội tuyển LCK cạnh tranh với nhau. Vẫn còn đó hàng loạt “đại gia” từ phương Tây, Trung Quốc sẵn sàng nhảy vào cuộc đua giành chữ ký của những siêu sao này. Chẳng phải Viper hay Tarzan sau 1 năm sang LPL đều gặt hái được thành công đó sao.

Các sếp lớn LCK ngao ngán với tình trạng lạm phát lương khi lương dưới 19 tỷ là tuyển thủ không đàm phán - Ảnh 5.

Viper vào đầu năm nay đã rời khỏi LCK và ngay lập tức có được danh hiệu CKTG 2021 trong màu áo EDward Gaming

Tuy nhiên điều đáng lo ngại ở đây đó là sự “lạm phát lương” này có thể dẫn tới việc một vài đội tuyển không đủ tiềm lực tài chính phải “bán tháo” tuyển thủ, vị trí của mình tại LCK. Trong khi đó những đội tuyển “lắm tiền nhiều của” thì luôn sở hữu những người chơi hàng đầu và khiến cán cân sức mạnh tại LCK trở nên mất cân bằng khi chỉ có 1 số ít đội tuyển thực sự mạnh mà thôi.

Theo GameK

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *