“Cách gọi Anime Trung Quốc hay Hàn Quốc là không hề sai!!”

Đánh giá post

Nếu xem như Anime là một ngành công nghiệp và có thể xuất khẩu thì tại sao các quốc gia khác lại không thể sử dụng thương hiệu Anime giống như “Made in…”?

Anime được khởi nguồn từ đầu thế kỷ 20, khi mà các nhà hoạt họa Nhật Bản thử nghiệm những kỹ thuật làm phim hoạt hình đã được khám phá ở phương Tây. Đến những năm 1970, anime dần phát triển xa hơn và tách biệt hoàn toàn so với hoạt hình (cartoon) của phương Tây. Trong thập niên 1980, anime được chấp nhận với tư cách là một trào lưu chính ở Nhật Bản và bước vào giai đoạn bùng nổ trong sản xuất. Trong thập niên 1990 và 2000, các bộ anime đã gây được tiếng vang rất lớn ở phương Tây điển hình là Dragon Ball, Sailor Moon, Pokémon. Và đến nay Anime đã đạt được rất nhiều thành công với thị trường ngày càng mở rộng. Đặc biệt hơn, anime cũng đã nhận được vinh quang khi có bộ phim đầu tiên đạt giải Oscar – Spirited Away. Đây là bản tóm tắt lịch sử hơn 100 năm của anime. Ngày nay, Anime được xem như là văn hóa và là niềm tự hào của Nhật Bản nhưng liệu Anime chỉ giới hạn chỉ phim hoạt hình Nhật Bản hay các quốc gia khác cũng có quyền sử dụng nó như Anime Trung Quốc, Anime Hàn Quốc chẳng hạn?

Lịch sử 100 năm của Anime được “tua nhanh” với Video 15 phút

Khi thuật ngữ “Anime Trung Quốc hay Hàn Quốc” xuất hiện đã có phần đông người hâm mộ kịch liệt phản đối mạnh mẽ. Họ đưa ra dẫn chứng định nghĩa về thuật ngữ Anime và dĩ nhiên việc đưa ra luận cứ này có vẻ phù hợp để phủ định những người gọi Anime Trung Quốc. Nhưng không, nếu chúng ta nhìn theo một khía cạnh khác thì việc gọi Anime Trung Quốc chẳng hề sai.

“Cách gọi Anime Trung Quốc hay Hàn Quốc là không hề sai!!”
Zuori Qing Kong – một bộ phim thể hiện sự quyết tâm để phát triển ngành công nghiệp phim hoạt hình của Trung Quốc

Hẳn những người hâm mộ xem Anime đều biết đến ngành công nghiệp sản xuất Anime. Nếu như giai đoạn trước, Nhật Bản là đất nước “độc quyền” sản xuất (đơn giản vì họ sáng tạo ra nó) thì những năm gần đây với việc gặp khó khăn (từ năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế) thì việc “xuất khẩu” Anime và kêu gọi đầu tư với nguồn vốn từ nước ngoài đang là xu hướng. Nên chúng ta mới thấy việc Netflix đầu tư đến 8 tỷ Đô để sản xuất Anime hay Trung Quốc mở các công ty con đặt tại Nhật để tham gia thị trường. Như vậy, hiện tại có thể xem Anime là một ngành công nghiệp sản xuất và có thể xuất khẩu thì việc Trung Quốc, Hàn Quốc, hay các quốc gia, công ty khác có thể sản xuất và đặt tên nó là Anime chẳng hề sai. Giống như ngành công nghiệp chế tạo sản xuất được phổ biến thì Trung Quốc, Việt Nam, Mỹ hay Nga đều có thể sản xuất Ô tô. Và dĩ nhiên khi bạn tự lực sản xuất thì việc để là “Made in…” chẳng bao giờ là sai.

[su_quote]Nói một cách đơn giản việc gọi Anime Trung Quốc, Hàn Quốc là cách để phân biệt nơi sản xuất với Anime Nhật Bản. Điều này giống như Gạo Việt Nam và Gạo Nhật Bản vậy. Tất cả chỉ là cách gọi cho xuất xứ của hàng hóa mà thôi.[/su_quote]

“Cách gọi Anime Trung Quốc hay Hàn Quốc là không hề sai!!”
Haoliners – Một trong những xưởng phim của Trung Quốc có công ty con đặt tại Nhật đã tham gia sản xuất rất nhiều dự án anime

Nếu nhìn nhận theo khía cạnh này thì nhiều người hâm mộ không chấp nhận Anime Trung Quốc hay Hàn Quốc đã sai. Họ sai do sự nhầm lẫn dẫn tới đánh tráo khái niệm. Họ nghĩ cho rằng Anime Nhật Bản dùng để chỉ nguồn gốc và khái niệm về thuật ngữ chứ chưa bao giờ nghĩ đến nó là “nơi sản xuất” do vậy họ bài trừ việc các quốc gia khác sử dụng từ này. Hãy nhớ rằng các quốc gia khác họ chỉ sản xuất Anime chứ chưa bao giờ nhận mình là cái nôi sản sinh ra Anime.

Đôi lúc chúng ta không nên ấu trĩ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng mà cần chia ra nhiều hướng. Với sự phát triển của ngành công nghiệp Anime trên toàn thế giới không hề có hại mà ngược lại có lợi rất nhiều. Cái lợi lớn nhất của người hâm mộ đó là bạn có thể có nhiều lựa chọn hơn. Các nhà sản xuất cũng phải chăm chút hơn cho đứa con của mình để khán giả ưa thích. Bởi khi có sự cạnh tranh “Chất lượng của anh không tốt thì việc người xem chuyển sang nơi khác là điều hiển nhiên”

Tác giả: Tiểu đậu đậu – Biên tập viên #MGNW | thinkthaticanfly@gmail.com
Bài viết độc quyền thuộc về manganetworks – Vui lòng liên hệ tác giả trước khi sử dụng bài viết.

Facebook