CEO Take-Two bị quấy rối trên mạng sau những bình luận đầy tranh cãi về GTA Trilogy

GTA Trilogy

Cộng đồng người hâm mộ GTA đã chỉ trích CEO Strauss Zelnick của Take-Two sau khi anh bình luận “xem nhẹ” về các vấn đề của GTA Trilogy.

GTA Trilogy

Take-Two đã phát hành Grand Theft Auto: The Trilogy – The Definitive Edition đến các game thủ và tạo ra những phản ứng dữ dội của cả giới phê bình lẫn người hâm mộ.

Mặc dù về cơ bản đây không phải là một phần trong mô tả công việc của CEO, nhưng các giám đốc điều hành hàng đầu tại bất kỳ nhà phát hành trò chơi điện tử nào cũng cần phải theo dõi sự đón nhận của người hâm mộ đối với các sản phẩm của công ty. Một nhận xét sai lầm duy nhất của họ có thể là chất xúc tác khiến toàn bộ cộng đồng tức giận, giống như trường hợp hiện tại của Giám đốc điều hành Strauss Zelnick của Take-Two Interactive.

Trở lại năm 2021, Take-Two đã phát hành Grand Theft Auto: The Trilogy – The Definitive Edition đến các game thủ và nhận phải những phản ứng dữ dội của cả giới phê bình lẫn người hâm mộ. Bộ sưu tập ba bản game GTA remaster này vẫn gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật, đồ hoạ xấu xí và thiếu các bản nhạc gốc được cấp phép trong các tựa game đầu tiên.

Bộ sưu tập Grand Theft Auto: The Trilogy – The Definitive Edition cho đến nay vẫn chưa được thực sự hoàn thiện và điều đó đã được Zelnick thừa nhận rõ ràng trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Jim Cramer của CNBC, nhưng không phải bằng những lời nói mà các game thủ muốn nghe. Zelnick tuyên bố rằng GTA chỉ có một “trục trặc” và nhanh chóng tuyên bố rằng các vấn đề đã được giải quyết, ngó lơ những lời kêu gọi thay đổi liên tục từ cộng đồng. Cộng đồng người chơi hâm mộ ba tựa game GTA huyền thoại sau đó đã tức giận đến mức tấn công trang mạng xã hội của Zelnick khiến anh phải khóa tài khoản Twitter của mình. Tuy nhiên game thủ cũng nên lưu ý rằng bất kể lời bình luận của Zelnick có thể bị phản đối như thế nào thì việc quấy rối trên mạng vẫn là một phản ứng hoàn toàn không nên.

Cộng đồng người chơi hâm mộ ba tựa game GTA huyền thoại đã tức giận đến mức tấn công trang mạng xã hội của Zelnick khiến anh phải khóa tài khoản Twitter của mình.

Các game thủ tức giận vì mô hình kinh doanh của công ty đối với các trò chơi nói chung gần đây đã trở nên cẩu thả và hút máu hơn rất nhiều.

 

Xét theo bối cảnh thì nhận xét của Zelnick rất có thể là để làm nhẹ và giảm bớt những yếu tố đáng thất vọng nhất của GTA Trilogy. Với tư cách là Giám đốc điều hành của một tập đoàn lớn, chắc chắn sẽ không có chuyện anh không nhận ra game thủ đang thất vọng thế nào với vô số vấn đề của bản game. Tuy nhiên anh vẫn phải tuyên bố nghe “lạc quan” nhất có thể để tránh làm phiền lòng các cổ đông của Take-Two và điều đó đã vô tình khiến các game thủ thất vọng hơn với sự thiếu tôn trọng dành cho trò chơi.

Các game thủ tức giận cũng hoàn toàn là điều dễ hiểu, vì mô hình kinh doanh của công ty đối với các trò chơi nói chung gần đây đã trở nên cẩu thả và hút máu hơn rất nhiều. Mặc dù GTA Trilogy ra mắt trong tình trạng thất bại, nó vẫn được mua khá nhiều đơn giản vì nó đã trở thành bản game GTA cổ điển duy nhất có thể mua và chơi trên các hệ thống gaming hiện đại một cách hợp pháp. Trước khi ra mắt GTA Trilogy, phiên bản gốc của các trò chơi ấy đã bị xóa khỏi các cửa hàng trực tuyến khiến người mua không có lựa chọn hợp pháp nào khác để chơi trò chơi ngoại trừ việc mua đĩa vật lý cho các hệ máy console cũ hơn. Các phiên bản gốc sau đó đã được phát hành lại trên PC cho game thủ để giải quyết các vấn đề, nhưng việc gỡ bỏ các bản game gốc ban đầu có thể sẽ tạo nên một thông lệ nguy hiểm cho các phiên bản game làm lại trong tương lai, ví dụ như một ngày nào đó tựa game GTA 5 cũng bị xoá bỏ để game thủ phải bỏ tiền mua một tựa game “GTA 5 Remaster” thất bại hơn chẳng hạn.

Sau một làn sóng tấn công và quấy rối lớn như vậy thì có lẽ CEO của Take-Two sẽ phải cẩn thận với các lời nói của mình hơn trong tương lai, nhưng điều đặc biệt quan trọng mà game thủ nên lưu ý là có sự khác biệt giữa chỉ trích mang tính xây dựng và chỉ trích phá hoại. Để lại những bình luận ác ý về sự hiện diện trên mạng xã hội của Zelnick sẽ chỉ khiến mối hiềm khích giữa anh ấy và người hâm mộ của công ty tăng lên, trong khi phương pháp “không mua game” đã được chứng minh là hiệu quả hơn nhiều. Mua sản phẩm của công ty là một sự lựa chọn, không phải là nghĩa vụ, và nếu công ty không lắng nghe game thủ cũng như không thể đem đến một sản phẩm chất lượng đáng bỏ tiền thì điều đó sẽ chỉ khiến lợi nhuận của họ giảm xuống mà thôi.

Xem thêm: GTA 5 khi chơi trên chiếc máy Game Boy 30 năm tuổi sẽ như thế nào?

GTA Trilogy Strauss Zelnick Take-Two Interactive.

.fb_iframe_widget_fluid_desktop iframe {
width: 750px !important;
}

Theo: Game4v

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *