Chúa Bản Cảnh

• Chúa Cà Phê

Chúa Cà Phê là bà chúa bói người Nùng từ thời thượng cổ, là người có nhiều quyền phép nhất trong các vị Chúa Bói trên ngàn, giỏi xem bói phát lộc cho dân. Tuy nhiên bà lại sống ẩn dật trên núi, không xuất thế, vậy nên ít người biết tới bà. Tên gọi cổ xưa của bà dĩ nhiên không phải “Bà Chúa Cà Phê”, mà do người Pháp trước đây cho trồng thử cây cà phê ở vùng Hữu Lũng, Lạng Sơn. Cà phê mọc không nổi còn công nhân thì ốm đau, tai họa liên miên. Lo sợ không biết vì sao, công nhân đến kêu lễ tại một miếu nhỏ vô danh trong khu rừng cà phê. Do cầu gì được nấy, thấy miếu linh thiêng nên công nhân đã góp tiền của xây dựng miếu thành đền. Kể từ đó, đền được gọi là đền Chúa Cà Phê. Bà ít khi giáng đồng, khi về thường mặc áo đai đen, múa mồi.

• Chúa Ba Nàng

Cũng tại Hữu Lũng, Lạng Sơn có đền Chúa Ba Nàng. Tương truyền Chúa Bà vốn là ba chị em nhà nọ khuyết tật bẩm sinh, không muốn ăn bám, liên lụy tới cha mẹ khi dân chúng miền núi phía bắc tất bật sơ tán trong Chiến tranh Biến giới 1979, liền rủ nhau quyên sinh. Dân chúng lập đền thờ ba chị em, lâu dần được Tứ phủ hóa và thờ phụng, hầu đồng như một vị Chúa Bói, danh xưng Chúa Ba Nàng. Khi về đồng, Chúa vận khăn áo màu đen, múa quạt, múa mồi, chơi đàn tính.

• Chúa Mọi

Bà Chúa Tộc Mọi cũng là một bà Chúa Bói của tộc người Mọi từ rất xa xưa. Hiện nay thần tích về bà hầu như thất truyền nên bà Chúa Mọi cũng được khá ít người biết tới. Chúa Bà hiếm khi về ngự đồng, và cũng ít người hầu Chúa, khi giáng đồng Bà thường mặc áo đen hoặc áo chàm, múa mồi. Đền thờ Chúa Bà Tộc Mọi ở Sơn Cẩm, Phú Lương, Thái Nguyên.

• Chúa Đá Đen

Chúa Bà vốn tên là Đinh Thị Đen, thân mẫu sinh ra Tản Viên Sơn Thánh. Thần tích ở Lăng Sương kể rằng bà và chồng là ông Nguyễn Cao Hành sống nhân từ nhưng hiếm muộn con cái. Một hôm ra giếng gánh nước thì thấy ẩn hiện rồng vàng dưới giếng, gánh nước về tắm thì cấn động bào thai, sau mười bốn tháng sinh hạ hài nhi đặt tên Nguyễn Tuấn. Chàng lớn lên khí phách phi thường, sau trở thành Đức Tản Viên Sơn Thánh được đời đời tôn kính. Còn Chúa Bà về sau thác hóa, được dân chúng phụng thờ tại đền Bà Chúa Đá Đen, ngự ở chân núi Ba Vì.

Cre: Fanpage Epic

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *