Để hiểu được Chuunibyou là gì, vì sao chủ đề này lại trở thành tiền đề của nhiều bộ manga hay ho trong văn hóa Nhật Bản, mời bạn cùng tìm hiểu với SharingFunVN trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- 1 Chuunibyou là gì?
- 2 Biểu hiện của chuunibyou là gì?
- 3 Nguyên nhân và hậu quả của chuunibyou là gì
- 4 Ý nghĩa của hội chứng chuunibyou là gì
- 5 Chuunibyou là gì trong văn hoá đại chúng
Chuunibyou là gì?
Chuunibyou là một từ tiếng Nhật – 中二病 – vốn là một từ lóng được dùng rộng rãi nhằm chỉ đến những biểu hiện tâm lý chưa ổn định của những bạn trẻ lứa tuổi dậy thì, ở Nhật thì đó là khoảng vào năm 2 của sơ trung, tức là khoảng vào lớp 7 lớp 8 của Việt Nam.
Nói ngắn gọn thì tại nước ta thì có thể hiểu Chuunibyou là “hội chứng tuổi dậy thì”, “hội chứng tuổi teen” hoặc “hoang tưởng tuổi dậy thì”.
Tuổi dậy thì thường là bước ngoặc lớn trong cuộc đời của nhiều người, tùy theo cách họ được đối xử mà sẽ có những biến đổi trong tâm lý và hình thành nên tư duy về sau. Đây cũng được xem là tiền đề hết sức lý tưởng để các tác giả xây dựng tính cách của các nhân vật manga. Thấy rõ nhất là trong các bộ truyện thể loại học đường, đời thường hoặc shounen.
Biểu hiện của chuunibyou là gì?
“Đột ngột” trở thành người lớn là một điều sẽ khiến cho nhiều đứa trẻ bị sốc, do đó mà tính cách sẽ đột ngột xuất hiện nhiều thay đổi. Các bạn trẻ dễ có xu hướng sống khép kín, tách biệt với mọi người và có người sẽ nhút nhát, không dám nói lên suy nghĩ của mình và luôn sợ, hoặc không thích, bị đối xử như trẻ con.
Phần đông sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các phong trào đang lên nhưng số khác thì lại tách biệt và yêu thích các nền văn hóa ngoại lai một cách thái quá – như một liệu pháp giúp họ tự tin và thoải mái hơn khi được “để yên”.
Cũng không hiếm những trường hợp suy nghĩ khá bay bổng, tự cho rằng mình có sức mạnh đặc biệt nào đó và tự cho mình là đặc biệt hơn hết, nhưng mọi người xung quanh thì không thấy vậy mà đôi lúc không kiểm soát được mà cười cợt.
Nguyên nhân và hậu quả của chuunibyou là gì
Về nguyên nhân thì đây là hiện tượng tâm lý bình thường, có người sẽ trải qua khoảng thời gian dậy thì “đầy sóng gió” nhưng số khác thì vẫn rất êm đềm và bình thường. Tuy nhiên điều này vẫn sẽ phụ thuộc rất lớn vào cách mà người lớn trong nhà đối xử với họ.
Về diện rộng, hội chứng tâm lý chuunibyou không để lại hậu quả nghiêm trọng, thường sẽ tự hết nếu nhận được sự thông cảm, chia sẻ cần thiết từ người thân trong gia đình. Nhiều trường hợp đáng tiếc sẽ gây ra vết thương tâm lý sâu sắc cho các bạn trẻ, khiến họ trở nên cáu bẳn, không biết cách lắng nghe hay thông cảm cho người khác, thậm chí khi trưởng thành sẽ có nhiều hành vi chống đối xã hội, phạm pháp…
Ý nghĩa của hội chứng chuunibyou là gì
Sở dĩ có cách gọi như vậy là bởi gì hiện tượng tâm lý tuổi teen hầu như không còn là lạ ở bất cứ quốc gia nào, chứ không riêng ở Nhật. Thế nhưng điều làm cho Nhật Bản khác biệt là thay vì để mặc cho những định kiến khiến tuổi trẻ đi sai hướng, họ sử dụng các tác phẩm có tính tác động và truyền cảm hứng mạnh mẽ để hướng các bạn trẻ có tư duy đúng đắn.
Về mặt tâm lý, từ khoảng cấp 2 thì đã có nhiều thay đổi, đây là thời điểm các bạn dễ hiểu sai chuyện, đi sai hướng nhất và vừa vặn thay, các tác phẩm chủ đề học đường sẽ khéo léo thể hiện ý tứ rằng việc sống có mục đích, có ước mơ là quan trọng thế nào ngay từ khoảng thời gian này của cuộc đời.
Từ đó, thay vì suy nghĩ quá nhiều đến việc thể hiện bản thân ra sao, thì các bạn sẽ bắt đầu nghĩ nhiều hơn về việc sau này mình muốn trở thành một người như thế nào, từ đó hình thành nên các mục đích và dần xuất hiện những mầm non của ước mơ.
Các tác phẩm chủ đề học đường sẽ lấy gốc từ đây để phát triển lên, các học sinh sơ trung sang cao trung, tham gia vào các câu lạc bộ trường, cùng với bạn bè mới, cùng chung chí hướng với quyết tâm đạt được ước mơ hay thậm chí là bước ra biển lớn. Ví dụ rõ nhất là ở các tác phẩm như Free, Haikyuu, Kuroko no basket, Kono Oto Tomare,…
Chuunibyou là gì trong văn hoá đại chúng
Nhiều tác phẩm nói về tuổi học trò sẽ tập trung vào các học sinh cao trung – đây là lứa tuổi đẹp, hứa hẹn nhiều điều và cũng là lứa tuổi vừa bước qua giai đoạn tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nếu muốn hiểu rõ hơn về Chuunibyou là gì thì bạn có thể xem các tác phẩm dưới đây.
Chūnibyō Demo Koi ga Shitai!
Tác phẩm này là của tác giả Torako sáng tác manga và sau đó được Kyoto Animation chuyển thể thành anime. Nhân vật chính trong phim là Rikka, em là một cô bé mắc hội chứng chuunibyou và đã từng chịu nhiều biến cố trong thời thơ ấu.
Kuriya ni-kun o dare ka tomete!
Nữ chính trong anime này là Aya Okamura, một cô gái cô đơn vì thiếu vắng tình thương của cha và mẹ. Cô có một con mèo tên Mii làm bạn, và con mèo này sẽ là người dẫn truyện, kể lại quá trình trưởng thành của cô gái tuổi mới lớn Aya một cách thú vị.
AURA 〜 ma ryū-in-kō kiba saigo no tatakai 〜
Nam chính Ichiro Sato từng tự cho rằng mình là người có khả năng đặc biệt, điều này đã khiến cho cậu bị bạn bè chế nhạo và giờ đây, ở ngưỡng cửa trưởng thành, cậu đã quyết tâm sẽ thay đổi để hòa đồng, gần gũi hơn với mọi người. Và ở trường trung học, cậu lại gặp một cô bạn cũng mắc chứng chuunibyou giống cậu hồi trước.
Mahō Shōjo Site
Tác phẩm thuộc chủ đề siêu nhiên, lây nhân vật Aya làm trung tâm – cô là một nữ sinh hiền lành, thường bị bắt nạt, thiếu đi tình thương gia đình, không người quan tâm… đến mức cô muốn tự tử. Và rồi một thế lực thần bí đã đến giúp đỡ cô, đồng thời đưa cô vào nhiều rắc rối hơn buộc Aya phải tự mình hành động để thay đổi số phận.
Như vậy là bạn đã biết được ý nghĩa của chứng Chuunibyou là gì, biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và cả ý nghĩa của việc quan tâm, chia sẻ với những bạn trẻ đang đối mặt với giai đoạn khó khăn này của cuộc đời.
Theo Truyenvn