1. FunPlus Phoenix 2021
Trước khi CKTG 2021 khởi tranh, FPX đã có màn trình diễn tuyệt vời tại LPL mùa Hè 2021. Dù tiếp tục về nhì, song FPX vẫn luôn được đánh giá cao hơn đội vô địch là EDward Gaming. Theo đánh giá từ giới chuyên môn, với đội hình gồm 5 nhà vô địch thế giới, bảng đấu của FPX sẽ luôn là bảng tử thần.
Tuy nhiên, khi vòng bảng CKTG bắt đầu, FPX lại cho thấy sự thiếu ổn định trong mọi trận đấu. Mặc dù khởi đầu lượt đi với thành tích 2-1 (chỉ để thua DK), song các chiến thắng của FPX trước Cloud9 và Rogue lại không hề gọn gàng. Bước sang lượt về, FPX đã hoàn toàn sụp đổ khi nhận sự huỷ diệt từ DK, tiếp đó là C9 và RGE.
Sau 3 trận thua liên tiếp, FPX phải tiến vào trận tie-break với RGE. Tại đây, “Phượng hoàng lửa” nhận thêm thất bại thứ 4 và trắng tay trong ngày thi đấu quyết định. Thành tích 0-4 này đã “tiễn” FPX về nước ngay khi vòng bảng kết thúc và trở thành kí ức đáng quên nhất cho nhà vô địch năm 2019.
2. Gen.G Esports 2018
Năm 2017 là năm thành công rực rỡ với Samsung Galaxy khi họ đánh bại SKT T1 với tỷ số 3-1 và bước lên ngôi vô địch. Tuy nhiên, đến năm 2018, SSG đã đổi tên thành Gen.G Esports và đánh mất chính mình tại CKTG 2018. GEN rơi vào bảng đấu có sự xuất hiện của 3 đội tuyển gồm Royal Never Give Up, Team Vitality và Cloud9.
Với lối chơi “phòng ngự phản công” lỗi thời, GEN dường như bị cả thế giới bỏ lại phía sau. Các đội tuyển Trung Quốc và phương Tây đã mang đến phong cách thi đấu nhanh chóng và “hoang dã”, khiến GEN không thể bắt kịp và liên tục nhận những trận thua. Trong khi các đội khác như Invictus Gaming, Fnatic và Cloud9 phát triển mạnh mẽ, GEN lại trở thành “di tích” của một thời đại đã qua.
Thay vì thích nghi và bùng nổ, GEN lại lựa chọn kết thúc với thành tích 1-5 và là đội Hàn Quốc đầu tiên không thể vượt qua vòng bảng kể từ sau năm 2014. Nhưng điều tệ nhất chính là, sự sụp đổ của họ lại xảy ra tại quê nhà Busan, ngay trước mắt những người hâm mộ LMHT Hàn Quốc.
3. EDward Gaming 2017
CKTG 2017 có lẽ là một trong những kỳ CKTG kinh điển nhất của LMHT. Tại đây, hàng loạt trận đấu đỉnh cao đã ghi danh vào lịch sử. Trong đó, điển hình là trận đấu lượt đi và lượt về giữa SKT T1 vs EDG tại bảng B. Với tư cách là hạt giống số 1 LPL, EDG rơi vào bảng đấu có sự góp mặt của SKT T1, ahq eSports Club và Cloud9.
[wpcc-iframe title=”YouTube video player” src=”https://www.youtube.com/embed/9EdtnHCpg-k” width=”100%” height=”530″ frameborder=”0″ allowfullscreen=””]Mang theo kỳ vọng lớn của khu vực, EGD dễ dàng áp đảo SKT trong trận đấu đầu tiên. Nhưng khi chênh lệch giữa 2 đội chạm mốc 10.000 vàng, EDG đã bị đội hình “wonbo combo” của SKT huỷ diệt. Với Rakan – Orianna – Twitch, SKT đã thực hiện pha lật kèo không tưởng nhất trong lịch sử. Và sau thất bại này, EDG hoàn toàn suy sụp tinh thần và để thua ahq cùng C9 trong 2 trận đấu kế tiếp.
Đến lượt về, EDG kịp thời có được 2 chiến thắng và sẽ là 3-3 nếu đánh bại SKT T1 tại trận đấu cuối cùng. Tuy nhiên, kịch bản lượt đi đã lặp lại khi EDG dẫn trước 10.000 vàng nhưng vẫn bất lực trong việc phá huỷ nhà chính SKT T1. Kết thúc với thành tích 2-4, EDG bị loại khỏi vòng bảng CKTG 2017 và nhận về vô vàn chỉ trích từ người hâm mộ Trung Quốc.
4. Team SoloMid 2016
TSM 2016 là đội hình mang tính biểu tượng của Bắc Mỹ khi sở hữu hàng loạt cái tên huyền thoại như Kevin “Hauntzer” Yarnell, Dennis “Svenskeren” Johnsen, Søren “Bjergsen” Bjerg, Yiliang “Doublelift” Peng và Vincent “Biofrost” Wang. Ngay cả Team Liquid – đội tuyển đầu tiên của Bắc Mỹ tiến vào trận chung kết Mid-Season Invitational 2019 cũng không được đánh giá cao như vậy.
Có thể nói, TSM 2016 chính là đội tuyển Bắc Mỹ nhận được nhiều kỳ vọng nhất và theo giới chuyên môn. Bảng đấu của TSM là “bảng tử thần” với sự góp mặt của Samsung Galaxy và Royal Never Give Up. Thực tế, TSM vẫn làm rất tốt tại vòng bảng và có khả năng cao tiến vào tứ kết.
Tuy nhiên, trong trận đấu với SSG, Doublelift đã mắc sai lầm đáng trách về vị trí và bị Viktor trong tay Lee “Crown” Min-ho hạ gục, qua đó khiến TSM phải nhận trái đắng. Chính trận thua không tưởng này đã buộc TSM đánh tie-break để phân chia thứ hạng. Và ngay sau đó, TSM bị loại khỏi CKTG và trở thành nỗi thất vọng lớn nhất của Bắc Mỹ.
5. LGD Gaming 2015
LGD là hạt giống số 1 khác của LPL từng gây thất vọng tại CKTG. Năm 2015, khi đương kim vô địch thế giới 2014 Gu “imp” Seung-bin gia nhập, LGD nhanh chóng trở thành một thế lực tại LPL và càn quét 2 mùa Xuân – Hè. Tuy nhiên, khi bước vào lượt đi vòng bảng CKTG, LGD lại không thể giữ vững phong độ và nhận 3 trận thua liên tiếp trước Origen, TSM and KT Rolster.
Đến lượt về, LGD đã thay đường trên Choi “Acorn” Cheon-ju bằng Lee “Flame” Ho-jong với hi vọng thay đổi cục diện. Dù vớt vát được 2 chiến thắng ở lượt về, LGD vẫn phải rời CKTG với vị trí thứ 3. Đây là một kết quả không thể chấp nhận được của đại diện số 1 Trung Quốc ở thời điểm đó.
Ngay sau CKTG 2015, xạ thủ imp buộc phải đứng ra xin lỗi người hâm mộ vì những phát ngôn có phần “ngông cuồng” của cả đội trước giải đấu. Cho đến nay, CKTG 2015 và CKTG 2017 có thể xem là 2 kỳ CKTG thảm hoạ nhất đối với LMHT khu vực Trung Quốc.
Theo Thethao.vn