CKTG 2022: VCS ‘out trình’ so với Wildcard, vì sao các đội tuyển thuộc khu vực này luôn dậm chân tại chỗ ?

Các đội tuyển Wildcard luôn bị đánh giá rất thấp ở CKTG, kể cả khả năng vượt qua vòng khởi động.

Kể từ khi Việt Nam được tách khỏi khu vực Wildcard vì quá “out trình”, các đội tuyển còn lại dường như vẫn đang dậm chân tại chỗ. Kể cả cơ hội vượt qua vòng Khởi động của các đội tuyển ở khu vực này cũng luôn bị đánh giá rất thấp.

Khu vực Wildcard là gì?

Các đội tuyển ở Wildcard luôn bị đánh giá yếu hơn rất nhiều so với các đội tuyển khác ở CKTG.

Nói một cách ngắn gọn, khu vực Wildcard là khu vực bao gồm các đội tuyển LMHT đứng đầu ở khu vực nhỏ, có thành tích nội địa nhưng thành tích ở đấu trường quốc tế rất thấp. Các khu vực thuộc Wildcard có thể kể đến như: Thổ Nhĩ Kỳ (TCL), Nhật Bản (LJL), Châu Đại Dương (LCO), Thái Bình Dương (PCS), Mỹ Latinh (LLA), Brazil (CBLOL),… Các đội tuyển đến từ khu vực này nếu muốn đến được các giải đấu lớn trên thế giới như MSI, CKTG,… thì đều phải đối đầu nhau để dành lấy chiếc vé đi tiếp cho chính mình. Song, khi đã góp mặt ở các giải đấu lớn, các đội tuyển này đều luôn thất bại sớm, rất ít khi để lại thành tích cũng như ấn tượng cao về chuyên môn ở trong giải đấu.

Việt Nam (VCS) hơn hẳn so với khu vực Wildcard.

VCS của Việt Nam hiện đã là một giải đấu riêng với chất lượng chuyện môn cao hơn nhiều so với khu vực Wildcard.

Nói về trình độ thì không còn gì phải bàn cãi khi khu vực VCS của Việt Nam chúng ta đã hoàn toàn “out trình” so với các đội tuyển ở khu vực Wildcard. Từng bị xếp là một đội tuyển thuộc Wildcard, VCS đã phát triển từng ngày với nhiều thành tích nổi bật ở quốc tế. Từ đó, VCS đã được Riot Games tách ra thành một khu vực riêng có chuyên môn cao. Ở CKTG 2022 chúng ta còn được đặc cách sẵn 2 tấm vé đến với giải đấu nhờ vào thành tích tốt của Saigon Buffalo ở kỳ MSI 2022 (Top 6 chung cuộc): 1 tấm vé đến thẳng vòng Bảng và 1 tấm vé đến với vòng Khởi Động.

Vì sao các đội Wildcard luôn dậm chân tại chỗ ?

1.Chất lượng chuyên môn của giải đấu nội địa vẫn còn thấp.

Các đội tuyển Wildcard vô địch giải quốc nội dễ dàng nhưng thường thất bại sớm ở các giải đấu LMHT quốc tế.

Dễ thấy rằng, các đội tuyển ở Wildcard, dù vô địch cả một giải đấu quốc nội nhưng khi ra các giải đấu quốc tế vẫn luôn thất bại rất sớm. Giải đấu quốc nội của họ vẫn được tổ chức rất bài bản chuyên nghiệp thế nhưng yếu tố đầu tư chuyên môn vẫn chưa được cao, các đội tuyển thường không có sự cạnh tranh mạnh trong giải đấu. Các đội tuyển này thường không đầu tư về chiến thuật, lối chơi cũng như rèn luyện lứa tuyển thủ, phân chia đội hình trẻ và đội hình chính. Cho dù có mua về những cái tên từ khu vực Hàn Quốc hay Trung Quốc thì lối chơi của họ vẫn không hề thay đổi vì yếu tố khắc nghiệt trong môi trường thi đấu của họ chưa được cao, dẫn đến thiếu sự cạnh tranh, cẩn thận tỉ mỉ. Trình độ các trận đấu xếp hạng ở máy chủ các khu vực này cũng thua kém rất nhiều so với máy chủ Hàn Quốc, Trung Quốc khi còn nhiều tình trạng troll game, quăng game.

2.Thiếu nghiêm túc, chưa đặt nặng yếu tố chuyên môn và thành tích.

Các fan hâm mộ luôn thích thú khi các đội tuyển Wildcard thi đấu là vì “những tiếng cười”.

Với những người xem đã theo dõi LMHT từ lâu sẽ biết rằng, “đặc sản” của các đội tuyển đến từ khu vực Wildcard ở các giải đấu lớn chính là sự “độc lạ” và “hài hước”. Các đội tuyển này thường chiều lòng fan hâm mộ với những lượt cấm, chọn các vị tướng dị, lạ, thậm chí không nằm trong meta một cách bất ngờ, đơn giản chỉ là vì “thích thì chọn”. Không phải không tôn trọng giải đấu mà là họ vui vì làm thế, đó là sự lựa chọn của họ nhưng với giới chuyên môn đây là một sự thiếu nghiêm túc và làm trình độ giải đấu ngày một đi xuống. 

Một vài đội tuyển đến từ khu vực Wildcard còn coi trọng ấn tượng thú vị mà họ để lại so với một sự chắc chắn, có chuẩn bị trước về chuyên môn, chiến thuật cho một trận đấu.

3.Thiếu cơ hội thi đấu và cọ xát với các đội tuyển mạnh ở quốc tế.

Istanbul Wildcats có trận thua thứ 2 sau thất bại trước Saigon Buffalo.

Giải đấu VCS của Việt Nam phát triển được đến như bây giờ một phần cùng vì được đấu tập với nhiều đội tuyển mạnh trên thế giới. Ông bà ta có câu “Học từ người giỏi hơn thì mới có thể giỏi hơn”, muốn biết mình yếu điểm nào, mạnh điểm nào, cần cải thiện hay phát huy điểm nào thì đều phải qua thực chiến ngoài “biển lớn” nhiều lần mới biết rõ được. Tuy muốn là vậy nhưng thật khó để các đội tuyển đến từ khu vực Wildcard có được những cơ hội ấy khi một năm chỉ có 2 đến 3 giải đấu lớn ở đấu trường LMHT quốc tế cho họ gặp gỡ các đội tuyển mạnh. Càng khó hơn để có một trận đấu tập với các đội lớn ở khu vực LPL hay LCK vì họ cho rằng thái độ đùa cợt, thiếu nghiêm túc của các đội tuyển Wildcard không phù hợp để họ rèn luyện chung.

Kết:

Wildcard sẽ khó thoát ra khỏi lối mòn để bước tiếp và thăng hoa ở đấu trường LMHT quốc tế. Để thay đổi điều này, họ sẽ cần phải thay đổi chất lượng chuyên môn giải đấu cũng như mục đích khi thi đấu chuyên nghiệp rất nhiều. Hãy theo dõi SharingFunVN để cập nhật những thông tin mới nhất, thú vị nhất về giải đấu CKTG 2022 đang diễn ra nhé.

Xem thêm: CKTG 2022: Doran liệu có đủ bản lĩnh để cùng Gen.G Esports vô địch CKTG 2022 ?

CKTG 2022 wildcard cktg 2022 wildcard là gì wildcard2022

Theo: Game4v

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *