Cuộc so găng giữa thánh Bưng và thần Vồm

Cuộc so găng giữa thánh Bưng và thần Vồm

Cuộc so găng giữa thánh Bưng và thần Vồm

Vào thời nhà Lý, lúc này trải dài trên đất nước ta có rất nhiều các vị thần thánh, tung hoành ngang dọc, cứu giúp người dân. Thần Vồm, vốn là một đô vật vô địch ở đất Thiệu Hóa, một vị thần thuộc dòng dõi cổ xưa với thân hình cao trượng thước có thể bê được ngọn đồi có trọng lượng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể, ông đã chinh chiến từ nam ra bắc, đánh bại lần lược các vị thần để dành được danh hiệu thần chiến vô địch thủ của mình, thậm chí còn quả chơi lớn đánh lên thiên đình của ông cũng đủ làm đối phương khiếp sợ rồi, tuy nhiều chiến công là thế, nhưng trận đấu với Thánh Bưng có lẽ là trận đấu để đời nhất của ông. Trong đó, Thánh Bưng- Lê Phụng Hiểu là một á thần đất Thanh, sinh ra đã có sức mạnh hơn người, năng khiếu võ thuật bẩm sinh, được rất nhiều thầy dạy võ có tiếng trong vùng truyền thụ, 12 tuổi không một ai trong vùng dám tỉ thí võ nghệ, chưa đến 13 đã tinh thông mọi loại binh khí. Một bên là một vị thần khổng lồ với lối đánh tank cơ trâu bò, lấy thịt đè người, một bên là một vị thánh với kỹ năng điêu luyện, có chiến thuật trong chiến đấu, ai sẽ thắng?

Hay tin sứ Hoằng Hóa có một nhân vật tên Phụng Hiểu mà người dân gọi là Thánh Bưng, chiến công vang dội khắp một vùng, nỗi tiếng là một kỳ tài võ học, thần Vồm rất thích thú và muốn thêm Hiểu vào bộ sưu tập chiến tích của mình, có lẽ với Hiểu, chiến tích của Vồm sẽ vang rội hơn. Ông tức tốc tìm đến Băng Sơn, nhà thánh Bưng, nhưng không may Phụng Hiểu đã lên rừng đốn củi từ sớm và không có nhà, ông ở đó chờ một hồi lâu đã chập tối, mất kiên nhẫn, Vồm ta quyết định bỏ về chờ hôm sau lại tìm đến. Đúng lúc đó từ xa, Phụng Hiểu đã kịp gánh củi về, với con mắt diều hâu có thể nhìn xa trăm dặm của mình, Hiểu đã thấy Vồm, ông liền quẳng hai bó củi xuống, vác thanh kiếm theo, chạy vội đuổi theo ông Vồm, chẳng mấy chốc thì theo kịp. Hai người giáp mặt nhau bên bờ sông Mã, Thánh Bưng chấp nhận lời thách đấu của Thần Vồm. Lúc đấy trời đã tờ mờ tối, mưa giông bắt đầu nổi lên để làm background thêm phần kịch tính.

Thần Vồm với thân hình to lớn của mình đã không ngại lao lên đề pa trận đầu, ông giáng những bước chân nặng nề của mình nhắm thẳng vào vị trí của thánh Bưng, tuy với vóc dáng nhỏ bé của con người, Thánh Bưng lại rất nhanh nhẹn, né liên tiếp các đòn giáng cước này của Vồm. Lợi dụng đêm tối và thân hình nhỏ bé hơn so với đối phương, thánh Bưng thoát hiện thoát ẩn trong cơn mưa, với một thanh kiếm trong tay, Phụng Hiểu đã tạo nhiêu vết thương trên người của Vồm, còn mình thì vẫn lành lặn không mất miếng nào dù là một cọng lông. Nhưng sự thật thật thì đối với Vồm nó chỉ như những vết kiến cắn không hơn không kém, nếu nói về độ chai lì và sức khỏe thì Thần Vồm đã là vô địch thủ rồi, không cần phải bàn cãi nữa, da thịt của Vồm rất chắc và rắn, những vết kiếm không tài nào ăn nổi vào trong thịt. Sau một hồi chiếm kèo trên, Thánh Bưng cũng đã xuống sức, ông đã bị Vồm dùng cả thân cây bên đường tạt trúng, Bưng văng ra xa cả trăm mét, trượt lê trên đất tạo thành một đường lõm xuống. Thần Vồm thừa thắng tấn công, ông khuân một quả đất cả tấn ném về phía Bưng, nếu trúng phải phát này, e rằng với tình thế đang bị thương, Bưng cũng khó lòng qua nổi.

Bỗng dưng, ngay khi quả đất vừa bay tới Phụng Hiểu thì bất ngờ bị vỡ vụn ra, từ từ trong khói bụi vỡ tung của quả đất hòa cùng cơn mưa đang trút xuống, một dáng người to lớn thu nấm đấm lại rồi đứng dậy một cách chậm rãi. Quả nhiên thánh Bưng với nữa dòng máu một vị thần đã cho phép ngài hóa khổng lồ, hai vị thần to lớn bắt đầu hò hét rồi lao vào nhau, cuộc giao đấu trở nên khốc liệt hơn, đất đá văng tung tóe, cây cối xung quanh đổ rạp. Cuộc chiến đã được kéo về thế cân bằng, với sức mạnh mới này Phụng Hiểu tuy không thể nhanh nhẹn mà thi triển các đường võ nhưng lại có thể đánh trực diện ngang cơ với Vồm mà trước đó không thể làm được. Tuy không có độ lì, trâu bằng Vồm nhưng với kỹ năng của mình thánh Bưng có thể trụ vững, đẩy lùi và phản công các đòn đánh của đối phương. Đến hiệp thứ mười tám, không chịu được cái móc của ông Hiểu, dính phải đòn phản công chính xác và hóc hiểm, ông Vồm bị nhấc bổng lên, rồi bị quật đòn chí mạng, thân thể đồ sộ của ông Vồm bay vút ra xa dính chặt vào vách núi và ông hoá thân thành đá. Cuộc giao đấu sông Mã luận kiếm đã chấm dứt chuỗi dài bất bại của vị thần Vồm lừng danh, đưa tiếng tăm của Thánh Bưng lên tầm cao mới.

Từ đó sông núi chùa chiền, tên làng xã nơi ông Vồm hóa đá được mang tên ông. Nơi ông hoá thân, dân làng tưởng nhớ ơn ông có công mở đất, dựng ấp nên lập đền thờ tôn là thần hoàng. Dân gian kể rằng núi Vồm chính là do ông Vồm ngã xuống mà thành. Núi Vồm có tên chữ là Bàn A. Các cụ vùng Trì Trọng còn kể rằng vách đá nơi ông Vồm bị quật vào bị in thành hình mặt người với 2 bàn tay lõm sâu vào đá. Và hàng năm đến ngày giỗ ông Vồm phiến đá lại đổ mồ hôi trên dấu in khuôn mặt với 2 bàn tay.

Hai bó củi của ông Bưng quăng ra. Một bó có nhiều củi lim rớt cạnh làng Bưng tức ở Băng Sơn. Sau này mọc thành rừng lim ở đó. Bó kía là củi tre rơi cạnh làng Trì Trọng, Nay là làng Ích Hạ, xã Hoằng Quỳ, huyên Hoằng hóa. Sau này mọc thành rừng tre có tên là Mã Cương. Trên bó củi này ông Hiểu có buộc một đôi chim cò. Vì thế sau này Mã Cương cũng có rất nhiều cò về trú ngụ. Trước cửa Đền Tến thờ ông Lê Phụng Hiểu ở Trì Trọng có một cái ao nhỏ hình bàn chân người. Các cụ nói rằng đó là dấu chân ông Bưng lúc đấu vật với ông Vồm còn để lại. Trong đền có pho tượng gỗ tạc ông Lê Phụng Hiểu cao gần 3m. Trong vườn đền Tến có một khối đá nhô lên trên mặt đất cỡ cái nong lớn. Bên cạnh có một hố tròn nông. Các cụ giải thích đó là con cù và dấu tích chơi cù của ông Bưng để lại. Tương truyền trước đây mỗi kỳ lễ hội vua đều cử quan của triều đình về chủ trì. Việc này nghe đâu mãi cuối triều Lê mới bãi bỏ. Nhưng Lễ hội Đền Tến vẫn là lễ hội lớn trong vùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *