Đội hình Samsung White 2014 mạnh hơn SKT T1 2015?

Đội hình Samsung White 2014 mạnh hơn SKT T1 2015? - Ảnh 1.

Trong thời điểm CKTG 2021 diễn ra, truyền thông quốc tế đã làm một bảng xếp hạng 10 nhà vô địch CKTG trong suốt lịch sử, và khá bất ngờ khi vị thế của SSW và SKT đã đảo chiều.

Cách đây ít ngày, nhân lúc vòng play-in của CKTG 2021 đã bắt đầu diễn ra, truyền thông phương Tây đã lập ra một bảng xếp hạng 10 nhà vô địch CKTG trong suốt chiều dài lịch sử của giải đấu cấp độ cao nhất làng Liên Minh Huyền Thoại. Không ít trong số đó gây ra nhiều bất ngờ cho người hâm mộ.

Đứng ở vị trí đầu bảng là nhà vô địch của năm 2014 – Samsung Galaxy White. Năm 2014 cũng đánh dấu phong độ hủy diệt của “gia đình Samsung”: Samsung Blue và Samsung White. Tuy nhiên, trong khi SSB được xem là “trụ cột chính” khi quy tụ những cái tên “cùng một nhà nhưng được đánh giá cao hơn” là Dade, Deft… Nhưng chiến thắng 3 trắng trong “derby Samsung” của SSW đã ghi tên đội tuyển này vào lịch sử CKTG với tư cách nhà vô địch.

Đội hình Samsung White 2014 mạnh hơn SKT T1 2015? - Ảnh 1.

Những thông số của SSW năm đó cũng vô cùng ấn tượng. Dù hiệu số thắng – thua của họ thua SKT T1 2015 1 trận nhưng bù lại, họ là đội có lối đánh rất áp đảo khi sở hữu K/D lên đến 2.87 – cao nhất trong BXH này. Ngoài ra, SSW cũng sở hữu GD@15 (chênh lệch vàng ở phút 15) lên đến hơn 3k tiền. Đây là con số khá dễ hiểu khi như đã nói ở trên, SSW sở hữu lối đánh vô cùng áp đảo ngay từ giai đoạn đi đường và trên thực tế, chỉ có 2 đội có thể giành chiến thắng sau giai đoạn đi đường với SSW chỉ có Team SoloMid và Star Horn Royal Club (mỗi đội 1 game thắng).

Xếp thứ 2 là SKT T1 của năm 2015 khi họ cũng là đội vận hành lối chơi áp đảo với tỷ lệ K/D chỉ thua chính SSW 2014. Ngoài ra, SKT khi đó còn sở hữu lối chơi xoay quanh Baron khi tỷ lệ họ chiếm Baron lên đến 91.1%. Tập thể SKT 2015 cũng được ghi nhận là đội hình mạnh nhất lịch sử SKT khi mỗi cái tên đều là một ngôi sao và tính cho đến thời điểm đó, SKT cũng là đội duy nhất có 2 lần vô địch CKTG.

Đội hình Samsung White 2014 mạnh hơn SKT T1 2015? - Ảnh 2.

Ở vị trí thứ 3 là Damwon Gaming – một đại diện khác của khu vực LCK và được xem là thế hệ tự hào mới của LMHT Hàn Quốc. Tuy không sở hữu tỷ lệ thắng – thua ấn tượng như 2 cái tên xếp trên, nhưng DWG lại thể hiện được khả năng đi đường cực tốt khi lượng vàng chênh lệch mỗi phút lên đến 279, thậm chí là cao hơn gần 100 tiền so với người đứng đầu BXH này là SSW 2014 (chỉ có 190). Đây là thời điểm các đội đa phần chuộng lối chơi chắc chắn, kéo late và phân định thông qua một vài pha giao tranh quyết định nên DWG cũng không sở hữu K/D thực sự ấn tượng (chỉ 1.70).

Đội hình Samsung White 2014 mạnh hơn SKT T1 2015? - Ảnh 3.

Đứng thứ 4 là SKT 2013 với thành tích mang về chức vô địch CKTG đầu tiên cho người Hàn. Tuy nhiên, với việc CKTG khi đó chỉ mới bước sang năm thứ 3, mọi thứ vẫn còn khá sơ sài cộng thêm việc xứ Hàn được đầu tư vượt trội, không khó hiểu khi SKT giành chức vô địch một cách tuyệt đối và chỉ Najin Black Swords là đội duy nhất khiến T1 gặp khó khăn khi phải đấu đủ 5 ván.

Đội hình Samsung White 2014 mạnh hơn SKT T1 2015? - Ảnh 4.

Cuối cùng trong top 5 là SSG – nhà vô địch 2017. Đây cũng là vị trí gây tranh cãi khi màn lên ngôi của SSG thực sự không quá ấn tượng khi thời điểm đó, SKT đã suy yếu rất nhiều và ở vòng bảng, SSG còn để thua Royal Never Give Up cả 2 lượt trận. SSG cũng sở hữu số lần bị hạ gục trung bình 1 game vô cùng cao là 7.1 và có tỷ lệ ăn Baron là 68.8%.

Đội hình Samsung White 2014 mạnh hơn SKT T1 2015? - Ảnh 5.

Đáng chú ý, SSG lại đứng trên cả một số nhà vô địch mà theo cộng đồng LMHT là xứng đáng top 5 hơn: Invictus Gaming và FunPlus Phoenix. Trong khi IG cũng sở hữu những chỉ số GD@15 và GD/M vô cùng ấn tượng (lần lượt là 1205 và 294), K/D cũng gần bằng DWG 2020 thì đứng thứ 7, trong khi đó, nhà vô địch 2019 là FPX cũng sở hữu những thông số đẹp thì lại đứng thứ 8. Lý giải cho điều này chỉ có thể là do 2 đội Trung Quốc không sở hữu một tỷ lệ thắng – thua cao như những đội xếp trên mà thôi.

Đội hình Samsung White 2014 mạnh hơn SKT T1 2015? - Ảnh 6.

Taipei Assassins và Fnatic 2011 lần lượt xếp áp chót và chót bảng. Theo truyền thông quốc tế, 2 đội này vô địch trong thời điểm LMHT và cả giải đấu CKTG vẫn còn vô cùng sơ khai. Tính cạnh tranh khi đó chưa cao, và số đội tham dự cũng quá ít nên khó có thể xếp hai đội này ở vị trí cao hơn nếu so sánh các thông số với những đội ở trên.

Dĩ nhiên, BXH này chỉ nhằm mục đích tham khảo. Suy cho cùng, chỉ cần đã lên ngôi vô địch CKTG, đội tuyển đó đã chứng tỏ họ vượt trội hơn so với tất cả những cái tên khác cùng thời điểm. Và mọi chức vô địch đều xứng đáng khi chúng đều được đánh đổi bằng mồ hôi, công sức, sự cố gắng không ngừng nghỉ của những tập thể đã trở thành nhà vô địch.

Theo GameK

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *