Drama MOBA: Riot Games chụp cả bình luận trên Facebook để kiện Mobile Legends

Đánh giá post

Riot Games đã chính thức khởi động “chiến tranh bản quyền” lần 2 cùng Moonton “cha đẻ” của tựa game Mobile Legends (MLBB) với hàng chục bằng chứng khác nhau, bao gồm cả bình luận trên Facebook. 

Hai cộng đồng người chơi Tốc Chiến (Wild Rift ) và Mobile Legends (MLBB) được dịp xôn xao khi cha đẻ của cả 2 tựa game này sắp có mặt tại tòa án để “thảo luận” về vấn đề xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ, cũng như vi phạm bản quyền. 

MLBB và Tốc Chiến tuy hai mà một

Cụ thể vào ngày 09/05 – Riot Games đã nộp đơn lên tòa án tối cao California để kiện Moonton – Tên đầy đủ là Công ty TNHH Công nghệ Moonton Thượng Hải về việc: “Sử dụng có chủ đích một khoảng thời gian dài các nội dung, ý tưởng độc quyền của Riot để quảng bá và thu lợi nhuận”. Riot cho biết hành động của Moonton là trắng trợn khi sao chép hoàn toàn những nội dung, ý tưởng tiếp thị của Tốc Chiến để phục vụ cho Mobile Legends. Để dẫn chứng, Riot đã kèm theo hàng chục bằng chứng khác nhau. Trong đó có cả những bình luận trên mạng của cộng đồng, thừa nhận sự giống nhau trong ý tưởng về tướng hay video giới thiệu tướng của cả 2 tựa game. 

Trong bài viết này, SharingFunVN xin phép giới thiệu một số chứng cứ nổi bật của Riot Games đến quý độc giả: 

Chứng cứ số 8: “Theo thông tin mà Riot Games có được, không có nội dung nào trong các sản phẩm sáng tạo của Riot mà Moonton không sẵn sàng sao chép – Ví dụ: Vào năm 2009 Riot đã cho ra mắt tựa game Liên Minh Huyền Thoại ( League Of Legends), một tựa game giàu ý tưởng, chất lượng cao. Sau khi nhận thấy sự thành công của LMHT, Moonton đã sao chép nó và sử dụng thuật ngữ “Legends” trong trò chơi của mình. Việc sao chép của Moonton ngày càng tiến xa, cụ thể vào năm 2019 khi Riot Games cập nhật logo mới của mình. Thì ngay lập tức, Moonton cũng tiến hành cập nhật logo mới của mình vào tháng 09/2020, logo mới cố tình làm nổi bật chữ “Legends” đi kèm phông chữ màu vàng.” 

Drama MOBA: Riot Games chụp cả bình luận trên Facebook để kiện Mobile Legends

Sự giống giữa logo của 2 tựa game

Drama MOBA: Riot Games chụp cả bình luận trên Facebook để kiện Mobile Legends

Chứng cứ số 66: Riot đã tạo ra dòng trang phục “Chiêm Tinh” (Stargazer) cho tựa game Tốc Chiến vào tháng 04/2021. Moonton đã sao chép và cho ra mắt trang phục Stargazer Cecilion (Cecilion Học Giả Chiêm Tinh). Ngoài sự giống nhau về chủ đề, màu sắc chủ đạo, thiết kế quyền trượng đặc trưng được Riot trang bị cho trang phục trong Tốc Chiến cũng bị Moonton sao chép đưa vào Mobile Legends.”

Drama MOBA: Riot Games chụp cả bình luận trên Facebook để kiện Mobile Legends

Quyền trượng Chiêm Tinh của Soraka bị sao chép cho Cecilion

Chứng cứ số 67: “Các yếu tố trong giao diện người dùng của Tốc Chiến và Mobile Legends có nhiều điểm tương đồng nhau, nên khi Riot cập nhật giao diện người dùng của mình, Moonton cũng sẽ sao chép các bản cập nhật đó. Ví dụ: Tốc Chiến có một hệ thống thao tác gọi là “chọn mục tiêu thông minh” cho phép người dùng chọn mục tiêu để tấn công bằng cách giữ và kéo nút tấn công. Sau khi Riot thêm tính năng này, Moonton cũng đã sao chép vào MLBB và gọi nó là “nhắm mục tiêu thông minh”, cách hiển thị và thao tác y hệt những gì Tốc Chiến có. Hiện tại, Moonton sau đó đã xóa tính năng này khỏi MLBB nhưng vẫn giữ trong các yếu tố vi phạm khác như đã nêu chi tiết ở trên.”

Drama MOBA: Riot Games chụp cả bình luận trên Facebook để kiện Mobile Legends

Chức năng chọn mục tiêu thông minh của Tốc Chiến bị sao chép

Chứng cứ số 70 và 71: Riot đem cả bình luận trên Reddit, lẫn Youtube vào và xem như nó là một chứng cứ từ cộng đồng. Cụ thể Riot nói rằng khi được hỏi về sự giống nhau của 2 tựa game thì hầu như tất cả người chơi tham gia thảo luận đều chỉ ra được rất nhiều điểm. Thậm chí có một chủ đề trên Reddit về vấn đề này với tiêu đề: “MLBB có thực sự sao chép LMHT không?” – Đa số người vào bình luận đều cho rằng “MLBB đã sao chép trắng trợn”, thậm chỉ có người con cho rằng “MLBB chính là bản sao theo nghĩa đen của LMHT”. Các bình luận khác trên Youtube cũng cho rằng họ quá mệt mỏi khi phải xem quá nhiều video so sánh sự giống nhau giữa Tốc Chiến và MBLL. Nhìn vào ảnh phía dưới, quý độc giả sẽ thấy có bình luận cực kỳ hài hước như sau: “Chúng ta hãy làm cái gì đó chính chủ (nguyên gốc)” – Moonton: “Ở đây chúng tôi không làm thế.” 

Drama MOBA: Riot Games chụp cả bình luận trên Facebook để kiện Mobile Legends

Bình luận trên Reddit cũng được Riot tận dụng làm bằng chứng

Chứng cứ số 73: Đây có thể nói là chứng cứ nổi bật nhất thể hiện cho sự “trắng trợn” của Moonton – Khi được người hâm mộ đề xuất về việc ra mắt vị tướng mới giống “Seraphine” của LMHT và Tốc Chiến. Fanpage chính thức của MLBB đã trả lời rằng họ sẽ tiếp thu ý kiến này và chuyển nó cho đội ngũ sản xuất để đáp ứng yêu cầu của người hâm mộ..

Drama MOBA: Riot Games chụp cả bình luận trên Facebook để kiện Mobile Legends

Bình luận trên fanpage của MLBB được chụp lại đưa vào bằng chứng của Riot

Lật lại lịch sử, đây không phải là lần đầu tiên Riot đem Moonton ra tòa – Cách đây 6 năm Riot đã kiện Moonton một lần vì tựa game Magic Rush: Heroes (“Magic Rush”). Tựa game này có hệ thống chiêu thức y hệt với những gì các tướng LMHT có, chỉ đổi ngoại hình. Sau đó là thời điểm MLBB ra mắt lần đầu với cái tên Mobile Legends 5vs5 MOBA. Do toà án California lúc đó không thụ lý hồ sơ vì Moonton là công ty thuộc Trung Quốc, nên Tencent đã đứng ra “làm chủ” cho Riot, kết quả họ nhận được 2.9 triệu USD tiền bồi thường (không bao gồm các khoản phí phát sinh) – Ngoài ra MLBB phải rút khỏi thị trường Trung Quốc mãi mãi, tất nhiên sau đó họ vẫn sống tốt với lợi nhuận hàng năm trên 200 triệu USD khi phát hành game tại Mỹ, ĐNÁ…

Drama MOBA: Riot Games chụp cả bình luận trên Facebook để kiện Mobile Legends

Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu trong thị phần ngoài châu Á của MLBB và cả Tốc Chiến

Drama MOBA: Riot Games chụp cả bình luận trên Facebook để kiện Mobile Legends

Hậu quả nặng nhất của Moonton khi thua kiện lần này, có thể khiến họ “chào” từ biệt thị trường Hoa Kỳ. Nơi có nhiều người chơi chi tiền nhất cho MLBB trong các khu vực ngoài châu Á (44% – Mỹ chiếm nhiều nhất trong con số trên). Rất tình cờ, Mỹ cũng đứng ở top đầu trong con số 60% lợi nhuận ngoài châu Á của Tốc Chiến  – Theo số liệu của Sensor Tower (2021). 

Xem thêm: Phản ứng của cộng đồng người hâm mộ LMHT trên thế giới về lập trường của Riot đối với tranh cãi liên quan đến RNG Esports

đạo nhái facebook MLBB moba moba mobile Mobile Legends MOOton Reddit riot games

Theo: Game4v

Facebook