Đức Mẹ La Vang

Đối với tín đồ Ki tô Giáo, ai cũng tôn kính Đức Mẹ Ave Maria, vốn là mẹ của chúa Jesus. Mẹ lại hiển linh tại nhiều thánh tích khác nhau và từ đó tên Mẹ cũng gắn với các sự kiện ấy như Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Tà Pao và Đức Mẹ La Vang. 

Tương truyền vào đời vua Cảnh Thịnh, khi ấy các tín đồ Thiên Chúa Giáo bị cấm hoạt động, thậm chí vua còn ra lệnh bắt bớ, triệt tiêu những ai theo Đạo này. Vì vậy, để tránh sự truy đuổi của nhà Tây Sơn, các giáo dân đã di dân bỏ chạy lên vùng đồi núi Quảng Trị, tại đây cây cối um tùm, đất rộng mênh mông, họ muốn liên lạc với nhau thì phải la lên, mà khi la thì tiếng sẽ vang khắp vùng núi, từ đó cái tên “La Vang” ra đời. Một số lại cho rằng nơi đồi núi hiểm trở đầy thú dữ, ban đêm các tín đồ phải thay nhau canh gác, nếu có động tĩnh gì thì “la vang” lên cho mọi người cảnh giác. Mặt khác, có người nói rằng lúc họ chạy lên vùng này thị bị dịch bệnh, Mẹ Maria đã hiện ra chỉ họ dùng loại lá vằng nấu nước uống chữa trị, từ “lá vằng” viết không dấu là “La Vang”. 

Theo truyền thuyết, vào năm 1789 lúc các con chiên trú tại vùng này, hôm ấy họ cùng nhau ngồi dưới ba cây đa tán rộng, lần hạt Mân Côi và cầu nguyện. Lúc này từ trên cao mây mù ẩn hiện và Mẹ Ava Maria đầy ơn phước đã hiện ra trong màu áo xanh, trên tay bồng chúa Jesus hài đồng, bên cạnh có thiên thần cầm đèn đứng hầu. Mẹ âu yếm, nhân từ và an ủi các con chiên rồi dạy họ dùng lá làm thuốc chữa bệnh, Mẹ còn ban lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”. Sau đó, Mẹ vẫn hiện ra nhiều lần để nâng đỡ các giáo dân trong cơn hoạn nạn. 

Không ai rõ nhà thờ La Vang được xây dựng với việc Đức Mẹ hiện ra có liên quan hay không nhưng một số tư liệu cho rằng nơi ấy trước kia là một ngôi chùa thờ Phật Quan Âm hoặc đền Mẫu Liễu Hạnh, sau sự tích Đức Mẹ hiển linh năm 1789 thì được nhường lại để xây nhà thờ tôn kính Mẹ. 

Năm 1903, khi lên chăm sóc vườn Mẹ, cha phó Cổ Vưu Giuse Nguyễn Xuân Cảnh đã cho đào một giếng đất ngay trước nhà thờ ngói. Giáo dân quen gọi là Giếng Đức Mẹ, người ta thường lấy nước từ giếng này uống với mong muốn chữa bệnh. 

Trong dịp Đại Hội La Vang lần đầu tiên, Đức cha Caspar Lộc đã cung thỉnh bức thánh tượng Đức Mẹ La Vang theo mẫu tượng Đức Bà Chiến Thắng đặt trong ngôi nhà thờ ngói. “Đức Mẹ mặc áo choàng màu thiên thanh, phủ trên áo trắng ngà, đầu đội triều thiên vàng, chân đứng trên đám mây. Đức Mẹ nhìn đàn con, nét mặt dịu hiền, dáng điện uy nghi. Hai tay Mẹ nâng đỡ Chúa Hài Đồng đứng bên tay mặt như muốn đưa ra giới thiệu cùng chúng ta, trao ban cho chúng ta. Chúa Giêsu Hài Đồng thật duyên dáng trong bộ áo màu hồng, đầu đội triền thiên, chân đứng trên quả địa cầu lấp lánh mấy vì sao. Chúa Hài Đồng một tay níu áo Mẹ, nương tựa vào Mẹ như để làm gương cho ta, một tay giơ ra như để mời gọi ta chay đến cùng Mẹ để tỏ lòng hiếu thảo mến yêu và lãnh nhận muôn ơn lành nhờ lời Mẹ chuyền cầu.” Thế nhưng do tác động của chiến tranh, vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, bức tượng ấy đã không còn nữa. 

Có một linh đài được xây dựng, người ta tôn tạo ba cây đa nhân tạo bằng bê tông nhưng khi công trình đang thi công thì bị ngưng trệ do tác động của sự kiện ngày 1 tháng 11 năm 1963. Đến năm 1980, HĐGM Việt Nam ra quyết định tượng Mẹ Ave Maria sẽ mang hình ảnh người phụ nữ truyền thống Việt Nam và từ đó hình ảnh Đức Mẹ La Vang với tà áo dài, đội mấn, tay bế chúa Jesus cũng trong trang phục truyền thống Việt Nam toát lên vẻ hiền từ đức độ. Đến năm 2011 thì tượng Mẹ được thay đổi một lần nữa, vẫn với hình ảnh áo dài Việt nhưng là chất liệu đá quý để bền bỉ theo thời gian. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *