Xuất hiện từ khoảng 500 năm TCN, song phải đến những năm 90, tiếng tăm của chất liệu Foam mới trở nên phổ biến. Và rồi đến ngày nay, Foam đã trở thành một chất liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp sản xuất nệm và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy, bạn có thắc mắc Foam là gì ? Foam có cách nhiệt hay không ? cấu tạo của chúng ra sao, có những ưu – nhược điểm như thế nào… không? Nếu có, hãy cùng mình tìm hiểu về chúng trong bài viết này nhé!
Foam là gì ?
Foam (còn gọi là bọt xốp hoặc mút) là một chất liệu nhẹ và mềm xốp, được hình thành bởi các bọt khí trong chất lỏng hay chất rắn. Thông thường, bọt khí thu được nhiều hơn từ chất lỏng. Hầu hết, các chất liệu Foam hiện nay được cấu thành chủ yếu từ các chất: H2O, Polyisocyanate, Polyol,…
Có lẽ bạn chưa biết, Foam được những người Maya và Aztec cổ đại ứng dụng từ 500 năm TCN. Đặc trưng của Foam mà hiếm những chất liệu khác có được chính là độ dẻo và khả năng đàn hồi cao.
Ban đầu, chất liệu này được làm từ mủ cao su tự nhiên. Mãi đến sau này, khi khoa học đã tìm ra nhiều nguyên liệu mới, Foam mới được thay thế bằng những chất hóa học, sợi tổng hợp và ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống. Những ứng dụng của chất liệu này vì thế cũng được sâu rộng hơn trước rất nhiều.
Cấu trúc của Foam
Thực tế, Foam rất đa dạng về kích thước và cấu trúc. Song để dễ dàng phân biệt, người ta chia chất liệu này thành 2 loại chính như sau:
Cấu trúc lỗ hổng:
Cấu trúc này gồm các lỗ hổng liên kết với nhau để tạo thành một mạng lưới liên kết chặt chẽ. Qua đó, tạo nên độ mềm, xốp và khả năng thấm hút tốt cho chất liệu.
Cấu trúc ô kín:
Không có hệ thống những lỗ hổng liên kết với nhau, cấu trúc ô kín lại có mật độ các phân tử Foam dày đặc và nén chặt lại với nhau. Qua đó, khiến Foam dạng này có độ bền cao, ít thấm hút và ổn định về kích thước.
Phân loại chất liệu Foam dịch
Việc ứng dụng Foam vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống đã khiến chất liệu này có nhiều biến thể khác nhau. Song, được ứng dụng phổ biến và rộng rãi nhất chính là 4 biến thể sau:
PU Foam
PU Foam là viết tắt của “Polyurethane Foam”, là một loại mút xốp được cấu tạo nên từ 2 loại chất lỏng chính là: Polyol và hỗn hợp các chất Polyethylene, Isocyanate. Chất liệu này có thể biến đổi độ mềm hoặc cứng của mình, tùy vào mục đích sử dụng để thiết kế các sản phẩm. Với tính chất dẻo dai, độ đàn hồi cao, chất liệu này thường được sử dụng để sản xuất nệm ngủ, các sản phẩm da giày, túi xách,…
Memory Foam là gì ?
Trong Tiếng Anh, “memory” có nghĩa là ghi chép. Sở dĩ chất liệu này có tên Memory Foam bởi khi bạn ấn tay lên bề mặt foam, hình dạng bàn tay bạn sẽ được lưu giữ trên bề mặt trong khoảng 5 – 10 giây cho đến khi lớp foam dần trở lại trạng thái ban đầu. Memory Foam được tạo nên từ Polyurethane kết hợp cùng một số phụ chất hóa học khác.
Đặc tính nổi bật của chất liệu này chính là độ bền cao, độ dẻo tốt, khả năng hỗ trợ và giảm áp suất đáng kinh ngạc. Ngoài ra, Memory Foam còn không gây dị ứng, ngăn chặn được nấm mốc phát triển và rất thân thiện với môi trường. Vì những lý do trên, chất liệu này thường được dùng để sản xuất nệm foam ngủ, ghế sofa, gối memory foam có chất lượng cao…. Có lẽ bạn chưa biết, các sản phẩm đệm sử dụng Memory Foam có khả năng giúp cột sống bạn ổn định, kích thích lưu thông tuần hoàn máu, mang lại cho bạn những giấc ngủ tốt nhất. Đặc biệt, từ năm 1966, chất liệu này đã được ứng dụng bởi NASA với mục đích giảm thiểu áp suất trong không gian, bảo vệ sức khỏe phi hành gia.
PVC FOAM:
PVC Foam là tên viết tắt của “Polyvinyl Clorua Foam”, được cấu thành từ nhựa PVC, Foam, bột gỗ và một số chất phụ gia khác như chất tạo bọt, chất chống cháy,… Sau khi được pha trộn với một tỉ lệ nhất định, hỗn hợp này sẽ được ép thành dạng tấm và cho ra PVC Foam thành phẩm. Đặc trưng của PVC Foam chính là hội tụ nhiều ưu điểm của những nguyên liệu cấu thành nên nó, mà cụ thể là nhựa PVC và Foam.
PVC Foam cách nhiệt tốt, chống thấm nước hiệu quả, trọng lượng nhẹ và không bị oxi hóa. Chính vì vậy, PVC Foam ngày càng được sử dụng phổ biến để thay thế cho những nguyên vật liệu đắt đỏ trong ngành xây dựng, quảng cáo và sản xuất đồ nội thất.
PE FOAM:
PE Foam là viết tắt của “Polyethylene Foam”, cũng có nguồn gốc chính từ chất liệu Foam và Polyethylene. Chất liệu này có đặc tính mỏng, xốp, mềm mại và cực kỳ dẻo dai. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể có những kiểu dáng khác nhau.
Ưu điểm của chất liệu này chính là trọng lượng nhẹ, không mùi, có thể tái chế, độ bền cao và thân thiện với môi trường. Song, những ưu điểm tuyệt vời như vậy lại gói gọn trong một mức giá rất rẻ. Do đó, PE Foam thường được sử dụng để làm bao bì đóng gói, thảm thể thao, xốp bảo vệ, miếng đệm, lưới bọc hoa quả,…
Ưu – nhược điểm của foam là gì ?
Ưu điểm của Foam và nguyên liệu Pu Foam
- Độ bền cao: Theo một nghiên cứu cho thấy, độ bền của một số sản phẩm làm từ Foam có thể kéo dài “tuổi thọ” từ 5 cho đến 7 năm.
- Trọng lượng nhẹ: Đa số những loại Foam đều có trọng lượng nhẹ, giúp người dùng có thể dễ dàng vận chuyển và bảo quản.
- Khả năng nâng đỡ cơ thể tốt: Đừng tưởng Foam có trọng lượng nhẹ mà nó yếu nha. Như mình đã nói ở trên, nệm Foam có thể giữ vị trí tự nhiên của cột sống, nâng đỡ từ 5 – 7 vùng trên cơ thể gồm: đầu, vai, lưng, hông, bắp đùi, cẳng chân và bàn chân.
- Khả năng giảm áp lực cực tốt: Cũng chính vì ưu điểm này mà Foam được NASA ứng dụng để làm quần áo đồng phục bảo hộ đảm bảo an toàn hơn cho các phi hành gia.
- Giá cả phù hợp: Tùy vào từng loại Foam mà nó có những mức giá khác nhau. Song, nếu so với những chất liệu có công năng tương tự, thì giá cả của Foam phải chăng và đáng đầu tư hơn nhiều.
Nhược điểm Foam xịt
- Có tuổi thọ khá ngắn (đối với nệm foam): Nệm foam trung bình chỉ có tuổi thọ từ 5 – 7 năm, thấp hơn nhiều so với nệm lò xo (10 – 15 năm) và nệm cao su (25 – 40 năm).
- Chưa có vẻ đẹp tự nhiên và không thể sử dụng vĩnh viễn (đối với PVC Foam): Đây có thể xem là nhược điểm duy nhất của chất liệu này.
Ứng dụng của Foam
Sản xuất mặt hàng thời trang:
Trong thị trường may mặc hiện nay, Foam được sử dụng phổ biến để sản xuất quần áo đồng phục thể thao, phụ kiện thời trang. Ưu điểm của những sản phẩm này chính là độ co giãn tốt, bền bỉ và có giá cả khá phải chăng
Keo foam xịt ứng dụng trong xây dựng
Foam được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng bởi độ bền cao, không bị oxi hóa và có giá thành tương đối rẻ. Qua đó, mang lại hiệu suất cao cho công việc.
Foam cách nhiệt sử dụng trong lĩnh vực điện tử:
Ứng dụng phổ biến của chất liệu này trong lĩnh vực điện tử chính là để đóng gói và bảo quản các thiết bị như linh kiện, dây cáp, xốp bảo hộ,…
Sản xuất nệm foam:
Với những ưu điểm như trọng lượng nhẹ, độ đàn hồi tốt, độ bền cao, khả năng chống nấm mốc phát triển, Nệm Foam nhanh chóng được đưa vào để sản xuất mang lại những giấc nghỉ ngơi tốt nhất cho người dùng.
Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết này bạn đã biết Foam là gì ? Nệm foam là gì ? và chúng có ứng dụng như thế nào ?. Hy vọng rằng, qua những chia sẻ của Áo Thun Đồng Phục Trần Thịnh, mọi người sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để trở thành một người tiêu dùng thông thái nhất!
> Có thể bạn quan tâm: Top 22 các loại vải may mặc cao cấp phổ biến khác
> Vải Thô là gì ? Ưu nhược điểm của vải thô
Một số câu hỏi thường gặp
1. Foam là gì ?
=>> Là một chất liệu nhẹ và xốp được tạo nhờ các bọt khí trong chất lỏng hoăc chất rắn.
2. Cấu trúc của Foam như thế nào ?
=>> Có 2 cấu trúc chính là: Lỗ hổng và Ô kín.
3. Có bao nhiêu loại Foam ?
=>> PU – Memory – PVC – PE
4. Ưu điểm của Foam ?
=>> Độ bề cao, trọng lượng nhẹ, giá cả rẻ, khả năng giảm áp lực tốt….
5. Nhược điểm của Foam là ?
=>> Có tuổi thọ ngắn, tính thẩm mỹ không cao