Game MMORPG chiếm lĩnh thị trường trò chơi Hàn Quốc

Top doanh thu trên CH Play chủ yếu đến từ game MMORPG.
Đánh giá post

Không quá khi nói rằng thị trường game Hàn Quốc hiện nay độc chiếm với trò chơi nhập vai MMORPG.

Các công ty game nổi tiếng xứ kim chi liên tục đầu tư và phát triển trò chơi di động nhập vai. Nhờ sự phổ biến của điện thoại thông minh, chơi game mobile dần thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, cùng với việc thanh toán đơn giản bằng Google Play Store và App Store.

Tuy nhiên, có một đặc tính nữa của thị trường game di động tại xứ Hàn là nhiều game di động có doanh thu cao nhất là game MMORPG. Trên thực tế, nếu bạn nhìn vào top 10 trò chơi có doanh thu cap nhất trên Google Play Store tính đến tháng 09/2022, có thể thấy rằng 8 trong số 10 trò chơi là thể loại MMORPG.

Top doanh thu trên CH Play chủ yếu đến từ game MMORPG.

Top doanh thu trên CH Play chủ yếu đến từ game MMORPG.

Tất nhiên, doanh số cao không có nghĩa là có nhiều người dùng. Theo báo cáo chỉ số di động, trò chơi có số lượng người dùng hàng tháng (MAU) cao nhất tính đến tháng 08 (Google Play + App Store + One Store cộng lại) là Pokemon Go với 2,02 triệu. Mặt khác, Lineage M đứng đầu về doanh số tổng thể trong tháng 08, thậm chí còn không lọt vào top 50 của MAU.

Trên thực tế, nếu đánh giá mức độ thành công của một game dựa trên MAU, thì trên thị trường game di động Hàn Quốc có rất nhiều game thuộc nhiều thể loại khác nhau như RPG, câu đố, FPS, poker, đua xe, v.v… Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp game, doanh thu thường được đánh giá bằng quy mô doanh thu. Một trò chơi dù hay đến đâu nhưng nếu không kiếm được tiền, tuổi thọ của trò chơi sẽ bị rút ngắn đáng kể. Game không thể tồn tại lâu trên thị trường.

Vậy thì, lý do gì khiến các game MMORPG vốn ít người chơi lại chiếm vị trí quán quân về doanh thu? Để hiểu được điều này, trước tiên cần phải nhìn vào cơ cấu doanh số game di động. Trên thực tế, không có nhiều người dùng trực tiếp chi tiền cho các game mobile. Một số lượng nhỏ người dùng chi nhiều tiền cho trò chơi và công ty trò chơi tạo ra doanh số.

Các hãng game đầu tư lớn cho MMORPG.

Các hãng game đầu tư lớn cho MMORPG.

Trên thực tế, theo số liệu khảo sát của Mobile Index vào năm 2016, tỷ lệ thanh toán của tất cả người dùng game di động chỉ là 4,7%. Trong số đó, 75,38% người dùng trả dưới 100.000 won và 13,9% là từ 110.000 won đến 490.000 won. Ngoài ra, 6,9% từ 500.000 won đến 990.000 won, 2,9% từ 1 triệu won đến 4,99 triệu won và 0,1% từ 5 triệu won đến 9,99 triệu won; cũng có 0,09% người dùng đã trả hơn 10 triệu won.

Đặc biệt, những người dùng thanh toán cao đã trả hơn 1 triệu won chỉ chiếm 0,15% tổng số người dùng và 3,2% người dùng thanh toán, nhưng đóng góp của họ vào doanh số bán hàng lên tới 41%. Trong ngành công nghiệp trò chơi, những người dùng chi hàng trăm nghìn won một tháng cho những game nhập vai MMORPG tại xứ Hàn.

Cuối cùng, để một trò chơi thành công, điều quan trọng là phải thu hút nhiều người chơi cá voi vào trò chơi. Trong tình huống này, MMORPG đề cao “cạnh tranh” và “tăng trưởng” khi được tối ưu hóa để thu hút người dùng sẵn sàng nạp tiền nhiều. Do tính chất của game MMORPG, xung đột với người dùng hay vấn đề hack cheat không phải hãn hữu. Bên cạnh đó những game thể loại này thường là “pay to win” nên game thủ không thể đòi hỏi tính cân bằng của trò chơi.

Vì lý do này, các công ty game đang tập trung nhiều hơn vào thể loại MMORPG khi phát hành game di động. Nhưng một vấn đề nảy sinh ở đây là thể loại MMORPG trên di động phổ biến ở một số quốc gia như Trung Quốc và Đài Loan, bao gồm cả Hàn Quốc. Ở Bắc Mỹ và châu Âu, nó cũng theo theo tính chất “pay-to-win”.

Các chuyên gia cảnh báo rằng thị trường di động Hàn Quốc chỉ được biết đến ở các công ty game phát triển và mất cần bằng thị trường với thể loại được đầu tư. Những người làm game cũng đang tính toán tới vấn đề nói trên.

game MMORPG game nhập vai MMORPG

Theo: Game4v

Facebook