Hãng sản xuất PUBG khởi kiện Garena liên quan đến Free Fire

Kim Chang-han, CEO Krafton Hàn Quốc.
Đánh giá post

QUỐC TẾ_ Krafton đệ đơn kiện trình lên Tòa án Quận trung tâm California đối với Garena liên quan đến game Free Fire.

Vụ kiện xoay quanh việc vi phạm bản quyền và kêu gọi bồi thẩm đoàn đưa ra xét xử. Trong đơn khiếu nại, Krafton đã cáo buộc rằng nhiều tính năng của Free Fire và bản mới là Free Fire Max vi phạm các nội dung có bản quyền của PUBG, bao gồm các vật phẩm trong trò chơi, vũ khí và bản đồ.

Một yêu cầu trong vụ kiện đề cập cáo buộc rằng Free Fire đã cố gắng bắt chước PUBG, chẳng hạn như việc bổ sung hình ảnh một con sông chảy qua bản đồ và những điểm tương đồng giữa một ngôi làng ven biển trong cả hai trò chơi.

Kim Chang-han, CEO Krafton Hàn Quốc.

Kim Chang-han, CEO Krafton Hàn Quốc.

Krafton yêu cầu Garena phải chịu trách nhiệm pháp lý về việc vi phạm tài liệu có bản quyền của mình từ ngày 13 tháng 04 năm 2019 và hành vi vi phạm đó là “cố ý, có chủ đích và có mục đích”.

Krafton tuyên bố bản mở rộng của họ đã được tung ra vào năm 2017 và một công ty có trụ sở tại Singapore có tên là Garena đã bắt đầu bán một bản làm lại vào khoảng thời gian đó và trong khi vấn đề dường như đã được giải quyết giữa hai công ty.

“Cũng trong năm 2017, các bị cáo Apple và Google đã bắt đầu phát hành bản di động bị vi phạm trắng trợn này”, đơn kiện nêu rõ. “Ứng dụng vi phạm ban đầu có tên là Freedom Fire: Battlefield, và bây giờ được gọi là tiền thân của Free Fire. Sau đó vào tháng 09 năm 2021, Garena phát hành ứng dụng thứ hai, cũng là một bản sao trắng trợn của Battlefield”.

Vào tháng 12 năm 2021, Krafton đã yêu cầu Garena ngừng phát hành trò chơi này lên các cửa hàng ứng dụng của Apple và Google. Không nền tảng nào đã xóa các trò chơi này.

Nội dung "đạo nhái" phía NSX PUBG cáo buộc Free Fire.

Nội dung “đạo nhái” phía NSX PUBG cáo buộc Free Fire.

Krafton hiện tuyên bố rằng Apple và Google đã không “xử lý các khiếu nại hợp pháp”, có nghĩa là họ chỉ tham gia vào việc ”thực thi bản quyền có chọn lọc”. Krafton cũng tuyên bố rằng YouTube, thuộc sở hữu của Google, bị cáo buộc lưu trữ các video chơi trò chơi ”đạo nhái” của Garena.

Vào năm 2018, nhà phát triển PUBG đã kiện Epic Games của Tim Sweeney vì lý do tương tự. Vào thời điểm đó, công ty “ngày càng lo ngại” về sự tương đồng của trò chơi Fortnite. Vụ kiện cuối cùng đã bị hủy bỏ vì cả hai công ty đều có cổ phần của Tencent, vì vậy có khả năng đã giải quyết nội bộ.

Vào năm 2018, PUBG Corp đã đệ đơn kiện NetEase vì hai trò chơi Knives Out và Rules of Survival, cho rằng ”đạo nhái” PUBG và yêu cầu gỡ bỏ cả hai tựa game này. Cả Rules of Survival và Knives Out đều không bị xóa khỏi cửa hàng ứng dụng cho đến ngày nay.

Còn theo App Annie, Free Fire là trò chơi battle royale được tải nhiều nhất vào năm 2021, vượt qua PUBG Mobile và Call of Duty Mobile. Tuy nhiên, PUBG Mobile vẫn duy trì lượng người dùng cao nhất trong các tựa game battle royale trên di động.

Hiện toà đang tiếp nhận hồ sơ. Phía Tencent – đơn vị làm ăn và có mối quan hệ gắn bó với cả Krafton và Garena – vẫn chưa có bình luận nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến vụ việc và cập nhật kịp thời.

Free Fire Garena PUBG

.fb_iframe_widget_fluid_desktop iframe {
width: 750px !important;
}

Theo: Game4v

Facebook