Theo cách phát âm của người Ai Cập thì tên nữ thần có thể là Iset, hoặc Aset. Đây là một nữ thần được thờ phụng rộng rãi, đầu tiên ở Ai Cập, rộng ra đế chế La Mã và tới cả vùng Hy Lạp-La Mã. Tới nay, nữ thần vẫn được thờ phụng ở nhiều quốc gia. Nữ thần đại diện cho sứ mệnh của người mẹ và vợ, bảo hộ cho thiên nhiên, ma thuật. Là bạn của những nô lệ, những kẻ phạm tội, những nghệ nhân, những người bị áp bức, song Isis cũng lắng nghe lời cầu nguyện của những vua chúa, những kẻ giàu có, kẻ cầm quyền và thiếu nữ. Ngoài ra, nữ thần còn là thần của trẻ con, hôn nhân, sức khỏe, trí tuệ, là người bảo vệ người đã qua đời. Isis là mẹ của Horus, là con gái của Geb và Nut, đồng thời là vợ của Osiris. Ngoài ra, Osiris, Set, Nephthys và Haroeris cũng là anh, chị, em của Isis.
Isis chính là người đã đi tìm các mảnh xác của chồng mình để ghép lại. Tên “Isis” nghĩa là ngai vàng, giống cái mũ nữ thần đội, thể hiện rằng nữ thần là hiện thân của ngai vàng, vật đại diện cho quyền lực của các Pharaoh. Điều này cũng chứng tỏ điều người Ai Cập quan niệm, là Pharaoh là con của Isis, người được nữ thần dẫn dắt để ngồi lên ngai vàng. Đền thờ nổi tiếng của Isis là tại Behbeit El-Hagar, ở đồng bằng sông Nile. Và người ta tin rằng sông Nile mỗi năm một đầy thêm vì những giọt nước mắt Isis nhỏ xuống cho Osiris, khi thần chết đi và sống lại qua các nghi lễ mỗi năm. Cho tới kỷ nguyên Kito giáo, sự thờ phụng Isis vẫn rất nổi. Điển hình như bức tranh Isis cho con trai Horus bú, giống Mary cho chúa Jessus bú.
Tài liệu đầu tiên về Isis xuất hiện trong triều đại thứ 5, khi tên thần xuất hiện trong đền thờ Mặt Trời của vua Niuserre và trên các bức tượng của linh mục Pepi-Ankh. Trong đám tang, tên của Isis xuất hiện tám lần trong văn bản tế sự qua đời của các Pharaoh. Ở Philae, từ năm thứ 450 tới cuối thế kỷ IV, khi hoàng đế ra lệnh đóng của tất cả những đền thờ thờ vị thần “ngoại đạo”, đền thờ của Isis bị đóng cửa. Và có vẻ như, Isis có một đôi cánh lớn.