Được nhắc đến trong cả Thần đạo Shinto của Nhật lẫn trong những phiên bản hiện đại của sự tích về những người phụ nữ, bị những người chồng hay ghen làm tổn thương, họ đã biến thành những linh hồn hiểm độc và tái diễn lại những gì họ phải chịu đựng lúc còn sống.
Truyền thuyết về Kuchisake-Onna được cho là bắt nguồn từ một người phụ nữ trẻ sống hàng trăm năm về trước và là vợ của một Samurai. Người ta nói rằng cô ta rất đẹp, nhưng cũng rất kiêu căng, và thường xuyên lừa chồng. Người võ sĩ Samurai cảm thấy như mình bị ngoại tình, anh ta nổi cơn ghen và đã tấn công vợ, vừa rạch miệng bà ra đến tận hai mang tai, vừa thét “Giờ thì còn đứa nào cho rằng mày đẹp nữa? ”
Từ đó người ta thường gặp một người phụ nữ đi chơi lang thang trong đêm (đặc biệt là những đêm đầy sương mù), với khuôn mặt được che kín mạng, cũng không có gì là quá bất thường, vì người ốm cũng thường che mạng để khỏi lây sang người khác. Khi gặp một ai đó, bà ta sẽ bẽn lẽn hỏi, “Trông tôi có đẹp không?” hoặc một câu hỏi tương tự. Nếu người đó nói có (câu trả lời thông thường), bà ta sẽ bỏ mạng che ra, để lộ cái miệng bị rạch toét và hỏi lại cũng câu hỏi đó.
Nạn nhân thường sẽ bỏ chạy và la hét, và Kuchisake-Onna sẽ đuổi theo sau, mang theo một thứ vũ khí sắc nhọn ( dao, lưỡi hái, kéo…). Nếu tóm được người đó, thì kết cục sẽ tùy thuộc vào giới tính của nạn nhân: là đàn ông thì sẽ bị giết ngay tức khắc, còn nếu là đàn bà sẽ bị biến thành một Kuchisake-Onna khác, và bị nguyền rủa sẽ phải nối tiếp nỗi kinh hoàng đó.
Truyền thuyết nói rằng nếu nói “Có” ở câu trả lời thứ hai sẽ làm Kuchisake-Onna cười và để người đó được yên. Cách chắc chắn để thoát, dựa trên những kinh nghiệm dân gian truyền lại, là đánh lạc hướng Kuchisake-Onna bằng cách ném kẹo, hoa quả hoặc một vật gì đó hấp dẫn.