Bên cạnh Anime và Manga thì Light Novel cũng ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới và trong đó có Việt Nam. Vậy Light Novel là gì và có những đặc điểm riêng nào so với Anime và Manga. Cùng chuuniotaku.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Light Novel là gì?
1.1. Định nghĩa:
Light Novel (ライトノベル; raito noberu) là một dạng tiểu thuyết Nhật Bản chủ yêu nhắm đến đối tượng là học sinh trung học và phổ thông. Cái tên “Light Novel” là từ wasei-ego, một thuật ngữ Nhật Bản được biến tấu lại từ tiếng Anh. Tóm lại, Light Novel đôi lúc được gọi là ranobe (ラノベ) hoặc Light Novel ở phương Tây. Thường thì một cuốn tiểu thuyết dài không quá 40,000 đến 50,000 từ (nếu ngắn hơn thì sẽ được coi tương đương là tiểu thuyết ngắn (novella) theo điều khoản xuất bản của Hoa Kỳ), nhưng những cuốn tiểu thuyết dài khoảng hơn vài trăm trang thì khá hiếm, đa số những cuốn tiểu thuyết có lịch in ấn nghiêm ngặt thường được in theo khổ bunkobon (cỡ A6, 10.5 cm x 14.8 cm) và có tranh minh họa đính kèm.
Light Novel Là một dạng tiểu thuyết thường có hình minh họa. Có một vài sự khác biệt nhỏ giữa light novel và novel: Light novel thường đơn giản, cốt truyện đi theo chiều hướng nhẹ nhành, không đặt nặng về nội dung và theo hướng giải trí là chính. Do đó Light Novel dễ dàng được sự đón nhận rộng rãi từ mọi lứa tuổi. Ưu điểm của Light Novel là có thể miêu tả tường tận, chi tiết hình huống và cảm xúc của nhân vật. Điều mà Anime – Manga do bị giới hạn về khung tranh hay thời lượng của phát sóng thường không làm được.
Hình minh họa của các Light Novel trong những năm trở lại đây đều do các họa sỹ nổi tiếng đảm trách, bảo đảm về chất lượng và số lượng. Trong Light Novel các tình huống ecchi/fan service luôn được chăm chút tỉ mỉ làm bao người đọc ngất ngây con gà tây. Rất ít Light Novel vượt qua mức 18+, hầu hết thường dành cho thanh niên và không giới hạn tuổi tác.
1.2. Thông tin chi tiết
Light Novel là một sự tiến hóa của tạp chí giấy. Để làm độc giả hài lòng, vào năm 1970, hầu hết những tạp chí giấy của Nhật Bản mà chuyển hình bìa có phong cách cổ điển sang phong cách anime bắt đầu đặt những tranh minh họa vào phần mở đầu của mỗi câu chuyện và bao gồm cả những bài báo về anime, manga hay video games nổi tiếng. Sự tiến hóa này là để làm hài lòng thế hê trẻ và càng có nhiều tranh minh họa hơn với những phong cách đa dạng. Còn những sê-ri nổi tiếng sẽ được in thành tiểu thuyết.
Trong vài năm trở lại đây, những sê-ri light novel ăn khách thường được chuyển thể thành manga, anime hay live-action, nhưng trong nhiều trường hợp thì chỉ có hai phần tiểu thuyết đầu tiên được chuyển thể. Light Novel thường được in dài kỳ trong các tạp chí văn chương như Faust, Gekkan Dragon Magazine, The Sneaker và Dengeki hp, hoặc tạp chí truyền thông franchise như Comptiq và Dengeki G’s Magazine.
Các công ty xuất bản luôn không ngừng tìm kiếm những tài năng mới bằng các cuộc thi hằng năm, rất nhiều người đã đoạt giải thưởng lớn sản xuất tiểu thuyết của riêng họ. Cuộc thi lớn nhất là Dengeki Novel Prize, với hơn 6,500 lượt đăng ký dự thi hằng năm.
Đã có rất nhiều bản dịch tiếng Anh có giấy phép của light novel Nhật Bản được phát hành. Những bản dịch ấy được xuất bản theo tiêu chuẩn thị trường đại chúng bằng bìa mềm hoặc chất liệu tương tự khác như bìa manga, tankōbon, nhưng bắt đầu từ tháng tư, 2007, Seven Seas Entertainment là nhà xuất bản tiếng Anh đầu tiên in light novel theo định dạng bì bunkobon Nhật nguyên gốc. Còn những nhà xuất bản tiếng Anh khác sản xuất light novel là Tokyopop, Viz, DMP, Dark Horse, Yen Press, và Del Rey Manga. Người sáng lập của Viz Media, Seiji Horibuchi phỏng đoán rằng thị trường light novel ở Hoa Kỳ sẽ trải nghiệm sự nổi tiếng tương tự như nét đẹp văn hóa của Nhật Bản một khi nó được chú ý đến bởi người tiêu dùng/khách hàng.
1.3. Lịch sử phát triển
Văn chương là một nét đẹp truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản. Tuy giá thành chưa cao, tiểu thuyết giấy giống ranobe đã xuất hiện ở Nhật Bản từ nhiều năm trước, sự sáng tạo Soronoma Bunko vào năm 1975 được coi như là một biểu tượng cho điểm xuất phát. Những nhà văn khoa học viễn tưởng và kinh dị như Hideyuki Kikuchi hay Baku Yumemakura đã bắt đầu dấu ấn sự nghiệp của mình từ đó.
Vào năm 1980, những cuốn tiểu thuyết vĩ đại bởi Yoshiki Tanaka – The Heroic Lengend of Arslan – đã làm mưa làm gió đối với các độc giả Nhật Bản trẻ tuổi. Không những vậy, tiểu thuyết Record of Lodoss War lấy từ cảm hứng game RPG, cũng sở hữu được sự nổi tiếng của riêng nó. Những cuốn tiểu thuyết trên cũng được chuyển thể thành hoạt hình không lâu sau.
Thế hệ 1990s đã diện kiến được sê-ri ăn khách Slayers, được kết hợp bởi những yếu tố fantasy từ RPG và thể loại hài hước. Vài năm về sau, MediaWorks đã tìm được một nhà xuất bản pop-lit gọi là Dengeki Bunko, hiện đã và đang xuất bản nhiều sê-ri light novel nổi tiếng cho đến bây giờ. Sê-ri Boogiepop là một hit lớn, sớm được chuyển thể hoạt hình và đã làm nhiều anime fan quan tâm tới văn chương hơn.
Những nhà văn Dengeki Bunko vẫn chưa đạt được sự chú ý cho đến khi năm 2006. Sau thành công vang dội từ sê-ri Haruhi Suzumiya, số lượng nhà xuất bản và độc giả quan tâm tới light novel bỗng dưng tăng nhanh với tốc độ chóng mặt.
Light novel trở thành một phần quan trọng trong văn hóa 2D Nhật Bản vào cuối những năm 2000s. Số lượng sê-ri ranobe tăng vọt hằng năm, nhiều họa sĩ nổi tiếng đến từ Pixiv vẽ tranh minh họa hơn và những tác phẩm thành công nhất sẽ được chuyển thể thành anime, manga và live-action.
2. Những đặc điểm riêng của Light Novel
Light novel có các đặc điểm mà các loại tiểu thuyết khác không có, bao gồm:
Vì light novel có nhiều đoạn đối thoại hơn tiểu thuyết bình thường, mọi người có thể đọc chúng tương tự như manga vậy. Ngoài ra, việc nhiều tranh minh họa còn giúp người đọc hiểu được tính cách nhân vât và cốt truyện.
Light novel là những cuốn sách được thiết kế công phu mang hơi hướng manga và dành cho đối tượng không thích đọc tiểu thuyết quá nhiều chữ.
3. Light Novel khác biệt so với Anime/Manga
Xét về quan điểm lý thuyết, Light Novel và Manga là hai khía cạnh hoàn toàn khác biệt về truyền thông, cho nên so sánh cả hai với nhau thì khá kỳ cục. Bằng cách nào đó và tôi nghĩ rằng đây là giả thiết cơ bản cho câu hỏi này – Trong ngành công nghiệp Nhật Bản chung, chúng ta có thể thấy rằng một trong hai đều có các đặc điểm trở thành nền tảng cho cái kia.
Trường hợp phổ biến là một light novel nổi tiếng có trước rồi sau đó nó mới được chuyển thể thành manga. Hoặc trong trường hợp nếu cuốn light novel đó quá ăn khách thì sẽ được chuyển thể thành anime luôn.
Vậy việc chuyển thể có gây ra sự thay đổi gì nhiều chứ? Chà, thật ra thì không nhiều lắm đâu. Việc chuyển thể hầu như chả thay đổi gì nhiều so với những gì bạn mong đợi.
Có lẽ bởi vì, khác với những thể loại sách “đại trà” khác, light novel (ít nhất 99% những cuốn được tái hiện thành anime/manga) bắt đầu được viết cho một nhóm đối tượng cụ thể yêu thích anime… cho nên khi chuyển thể thành anime/manga thì sự thay đổi giữa ba phiên này không nhiều.
3.1. Cách mô tả nhân vật
Trái ngược lại so với những gì bạn có thể nghĩ đến, light novel có tranh minh họa. Tranh bìa và tranh minh họa cách mỗi chương thường được vẽ rất công phu. Hầu như là do có khá ít tranh minh họa (thường thì dưới mười tranh) cho nên họa sĩ có thể dành thời gian chăm chút cho chúng nhiều hơn so với manga.
So với những thay đổi, những chi tiết tỉ mỉ của nhân vật có thể sẽ bị miêu tả ít hơn (anime chủ yếu) vì các lí do cắt giảm chi phí. Nhưng nói chung, các họa sĩ vẫn cố gắng bám vào bản gốc để tránh tình trạng giảm số lượng người hâm mộ hiện có.
3.2. Số lượng nhân vât
Trường hợp loại nhân vật khỏi dàn cast là rất hiếm. Nếu có, có thể là do sẽ thêm những nhân vật phụ để có thể kéo dài phiên bản anime/manga hơn. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra sau khi tác giả đã cạn kiệt ý tưởng.
3.3. Cốt truyện
Cấu trúc cốt truyện cơ bản và cốt truyện chính thường giống nhau. Tuy vậy, hãy nhớ rằng light novel là tiểu thuyết dài tập, và (tương tự như anime và manga) cốt truyện có thể gặp “ngõ cụt” trước khi tiểu thuyết được hoàn thành xong. Trong trường hợp đó, những arc phụ sẽ được sinh ra để câu giờ. Đối với trường hợp tác giả quá dài dòng, arc của cốt truyện vốn có sẽ bị bác bỏ trong quá trình chuyển thể sang anime/manga, như Slayer chẳng hạn…
Cuối cùng, một trường hợp phổ biến nữa là tiểu thuyết, anime và manga có những kết thúc hơi khác nhau một chút. Đôi lúc nhà sản xuất muốn một kết thúc “hay hơn lần đầu”, nhưng thường chỉ đơn giản là do họ muốn giữ khán giả quan tâm luôn đến cả ba phiên bản (tiểu thuyết, anime và manga) hơn.
3.4. Bối cảnh
Manga và Anime là những hình thức nghệ thuật tự do, cho nên thật may mắn khi không có sự biến chuyển nhiều giữa chúng. Mặc dù thế, bất cứ khi nào bạn tự nhiên muốn tiếp cận với đa dạng khán giả hơn, sẽ luôn có sự thúi giục khiến bạn có thể thay đổi tổng thể chung một chút xíu. Dựa theo khái niệm này, ta có thể thấy phiên bản manga có xu hướng bị “kiềm chế” hơn tiểu thuyết, và anime thì bị “kiềm chế” hơn manga một cách đáng kể.
3.5. Phong cách kể chuyện
Phiên bản light novel thường yêu cầu người đọc xử lý thông tin, cho nên chúng thường miêu tả khung cảnh chi tiết, sâu đậm hơn. Đồng thời, light novel có nhiều hội thoại hơn những phiên bản khác, cho nên rất khó để những hội thoại ấy trở nên tối giản trong phiên bản anime và manga. Và cuối cùng, việc miêu tả, di chuyển bối cảnh này sang bối cảnh khác không thích hợp với hình thức hình ảnh, vì thế, sẽ có những biện pháp đơn giản hóa trình tự của các bối cảnh, bao gồm việc “thả thính” thông tin của một nhân vật nào đó rồi di chuyển tới bối cảnh khác.
3.6. Tổng quan
Tổng quát chung, sự chuyển thể giữa light novel <-> manga <-> anime có vẻ không khác biệt gì mấy so với phiên bản gốc cả. Ví dụ như tiểu thuyết phương Tây được chuyển thể thành phim chẳng hạn. Tuy nhiên vẫn có những thay đổi đáng chú ý khi light novel được chuyển thể là:
Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, đối với những tựa anime gốc nổi tiếng, việc chuyển thể từ anime -> manga -> novel cũng khá phổ biến.
4. Trivia – vu vơ về Light Novel
– Cốt truyện của Light Novel dàn trải theo nhiều vol và đôi khi tác giả… “tèo” trước khi vi ra được các kết (MM!, Trinity Blood, Zero no Tsukaima).
– Tượng tự như Manga, các bộ Light Novel nổi tiếng thường được nhà xuất bản khuyến kích tác giả kéo dài để kiếm thêm lợi nhuận nên hiện tượng cao su không phải là hiếm.
– Light Novel thường được xuất bản mổi 2~3 tháng. Đôi khi Light Novel được tác giả viết trên web cá nhân của mình theo dạng fanfic, sau đó vì được cộng đồng ưu chuộng nên nhà xuất bản mua bản quyền và in ấn chính thức (Sword Art, Excel World, Mushoku Tensei, Maoyuu Maou Yuusha), điều này giải thích 1 Light Novel đôi khi có 2 version (Web và Volume).
– Xu hướng chuyển thể anime từ các bộ Light Novel nổi tiếng đang được rất ưa chuộng, chủ yếu là để tiết kiệm được chi phí kịch bản và tận dung Fan base sẵn có của các bộ Light Novel này (Index, Fate/Zero).
Mong rằng qua bài viết Light Novel là gì có thể giúp bạn hiểu hơn về văn hóa 2D cũng như sự khác biệt giữa Light Novel với Anime và Manga.