LMHT: Lý giải nguyên nhận tại sao Viego đi Rừng out trình hoàn toàn kèo đấu Ngộ Không

Viego và Ngộ Không là hai tướng đang làm mưa làm gió trong meta game thời điểm hiện tại với lối chơi khá tương đồng, thế nhưng Viego lại luôn là lựa chọn ưu việt hơn trong mắt các game thủ LCK.

Chắc hẳn những bạn yêu thích xem LCK hay LPL – 2 giải đấu hấp dẫn nhất của nền Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp – đều nhận ra rằng hầu như trận đấu nào cũng xuất hiện 2 vị tướng cực “lỗi” này ở vị trí Đi Rừng, cụ thể hơn là Viego và Ngộ Không. Vậy giữa Vua Suy Vong và Mỹ Hầu Vương, đâu là sự lựa chọn tốt hơn ? Hãy cùng Game4v tìm hiểu về lối chơi và ưu nhược điểm của 2 con bài rất hot này nhé !

(Sự thống trị của Viego và Ngộ Không ở vị trí Đi Rừng tại LCK)

I. Đầu Trận

  • Tốc độ dọn rừng: Viego vốn là vị tướng được thiết kế để thuần đi Rừng, nên việc hắn ta có thể dễ dàng dọn xong 6 bãi quái trong khoảng 3:15 là một chuyện khả thi trong tay các cao thủ. Về phần Ngộ Không, sau giai đoạn quá mạnh ở 12.10 và 12.11 , Riot đã tức tốc giảm khả năng dọn dẹp quái rừng ở phiên bản 12.12, cụ thể là E – Cân Đẩu Vân chỉ còn gây 120% sát thương lên quái thay vì 160% như ở bản 12.11, tốc độ xóa sổ quái vật của Ngộ Không trở nên chậm chạp hơn hẳn phiên bản cũ. Do đó, Ngộ Không khó có thể dùng lối đi Rừng cơ bản dọn 6 bãi rồi đi gank khi gặp Viego vì khi hắn ta dọn xong rừng thì Viego đã ăn Cua Kì Cục và đi gank rồi.

(Mỹ Hầu Vương bị giảm sức mạnh đáng kể tại 12.12)

Đánh giá : Wukong < Viego.

(Trong cùng một thời gian, Viego dọn nhiều hơn Ngộ Không một bãi quái)

  • Khả năng đi gank : Lại một lần nữa, bởi vì Viego là một vị tướng đi Rừng chính thống nên bộ kỹ năng của hắn ta có những chiêu thức thích hợp để phối hợp gank với người đi đường như W để khống chế và E ngụy trang tạo bất ngờ. Ngoài ra, sát thương của Viego cũng khá ổn ở giai đoạn đầu trận, dẫn đến một khi con mồi đã trúng các hiệu ứng khống chế thì khó lòng thoát khỏi việc lên bảng đếm số. Mặt khác, tuy Ngộ Không đến cấp độ 6 mới có được chiêu cuối Lốc Xoáy – kỹ năng khống chế duy nhất của hắn – nhưng hắn lại có khả năng tiếp cận và dồn sát thương tốt hơn Viego, với W – Phân Thân, Ngộ Không sẽ tàng hình áp sát mục tiêu mà không bị phát hiện như Viego.

Đánh giá : Wukong = Viego.

  •  Đụng độ nhỏ 2vs2 : Thứ khiến cho Viego trở thành một con bài yêu thích trong Chuyên Nghiệp lẫn Xếp Hạng là do sự bá đạo đến từ nội tại của hắn. Việc được nhặt xác kẻ hắn giết khiến cho những trận 2vs2 trở nên nhàm chán khi Viego và đồng đội chỉ cần tập trung dồn sát thương 1 trong 2 vị tướng bên đó và khi có 1 vị tướng bên kia bị hạ gục, Viego gần như nắm chắc phần thắng bởi bộ kỹ năng mới toanh và đối phương của hắn thì phải chờ hồi chiêu thức của mình. Tuy vậy, khi đối đầu với Ngộ Không, Viego sẽ phải cân nhắc khi lựa chọn dồn sát thương Tề Thiên Đại Thánh bởi hắn ta có bộ kỹ năng khá tương khắc với Viego. Cụ thể, nội tại Cứng Như Đá cho Ngộ Không đến tận 50 giáp ở cấp độ đầu khi đạt 10 cộng dồn, khiến cho Viego – một vị tướng vật lý dựa vào đánh tay – trở thành cửa dưới, cộng với việc W – Chiến Binh Tinh Quái của Mỹ Hầu Vương dễ dàng outplay bộ chiêu thức của Viego . Còn về Ngộ Không, hắn ta có lượng sát thương lớn hơn Viego ở giai đoạn đầu trận nên cứ càng đánh lâu thì bên hắn ta càng có lợi, chỉ cần chống chịu được lần dồn sát thương của Viego là chiến thắng đã nghiêng về phía Ngộ Không

Đánh giá : Wukong > Viego.

II. Giữa Trận

  • Giao tranh mục tiêu : Đây là thời điểm mà vị trí đi Rừng ảnh hưởng rất nhiều đến cục diện của cả trận đấu. Về Ngộ Không, mục tiêu của chú khỉ này là mở giao tranh thật đẹp để đồng đội có thể thoải mái xả sát thương, đồng thời quấy rối chủ lực địch bằng 2 lần khống chế đến từ R – Lốc Xoáy. Còn Viego, hắn ta cần phải chờ đợi thời cơ chín muồi mà vào giao tranh một cách hợp lý để có thể bắt chết một đối phương đoạt xác và càn quét giao tranh. Chính vì thế, Viego sẽ ở thế bị động hơn Ngộ Không và dễ dẫn đến giao tranh thất bại khi chủ lực của đội đã bị đối phương bắt chết quá sớm. Nhưng nếu tuyến sau của Viego có thể chống chịu được và trả sát thương thì khi Ngộ Không đã hết chiêu thức, Viego chỉ cần nhặt được xác một vị tướng đối phương là có thể dễ dàng lật ngược giao tranh với khả năng tái tạo chiêu cuối liên tục của mình mà hủy diệt đội địch.

 Lợi thế của Ngộ Không sẽ là về mặt chống chịu, ở ngưỡng 2 trang bị hắn gần như không thể bị hạ gục nhanh chóng với khoảng 200 giáp và những đợt hồi phục từ Búa Rìu Sát Thần và Chinh Phục. Trong khi đó Viego sẽ trở thành một chủ lực gánh sát thương của cả đội, một bộ combo chiêu thức của hắn sẽ gây ra gấp rưỡi sát thương Ngộ Không (4000 so với 2500), nhưng lại khá mỏng manh bởi lượng máu và giáp khá thấp. 

Viego của Oner đem lại chiến thắng cho T1

Đánh giá : Wukong = Viego.

III. Cuối trận

Ở giai đoạn này, sức mạnh của Viego đạt đỉnh cao nhất khi hắn ta vừa có sát thương từ Gươm Suy Vong và Trang Bị Thần Thoại, đồng thời có khả năng chống chịu nhờ Vũ Điệu Tử Thần với Móng Vuốt Sterak. Còn Ngộ Không thì ngược lại, sát thương của hắn ta không còn lớn như giai đoạn trước và sự trâu bò cũng giảm mạnh bởi xạ thủ đã có trang bị xuyên giáp. Mục tiêu của Ngộ Không lúc này cũng là mở giao tranh nhưng việc này khó hơn ở giữa trận do chỉ cần bị khống chế, hắn dễ dàng trở thành miếng mồi ngon để đối phương làm gỏi. Kết quả là, Ngộ Không phải đánh cẩn thận hơn khi vào giao tranh trong khi Viego chỉ cần sử dụng nội tại được 1 lần là trận đấu đã được an bài.

(Lượng sát thương gây ra từ Viego cao hơn Ngộ Không khá nhiều)

Đánh giá : Wukong < Viego

(Ngộ Không lép vế hoàn toàn trước Viego ở LCK)

Kết

Viego tuy có một chút yếu thế hơn Ngộ Không ở những cấp độ đầu nhưng khi hoàn thành các trang bị lớn thì lợi thế lại nghiêng về hắn hoàn toàn. Ở môi trường ưu tiên lối đánh chậm như LCK, Hắc Diệt Đế Vương hoàn toàn vượt trội hơn hẳn Mỹ Hầu Vương.

Oner là người chơi Viego xuất sắc nhất LCK

Xem thêm: LMHT: Ngược dòng meta cùng Galio đi Rừng như Cao Thủ Hàn

LCK ngộ không Oner t1 Viego Viego vs Wukong WuKong

Theo: Game4v

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *