Lụa tơ tằm là gì ? Vải lụa tơ tằm cao cấp Việt Nam

Hiện nay, trên thị trường vải vóc tự nhiên, xuất hiện hai cái tên “kẻ tám lạng, người nửa cân” cùng nhau đứng ở vị trí số 1 trong danh hiệu “vải tự nhiên tốt nhất” là vải cotton và vải lụa tơ tằm. Với những ưu thế của chất liệu thiên nhiên, 2 loại vải này đã nhanh chóng chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng và lọt vào mắt xanh của nhiều doanh nghiệp. Song, vì những thông tin về vải lụa tơ tằm cao cấp còn khá khiêm tốn so với vải cotton, Vì sao lại nói như thế thì bạn hãy cung Áo Thun Đồng Phục Trần Thịnh xem qua bài viết này.

Lụa tơ tằm
Lụa tơ tằm

Lụa tơ tằm cao cấp là gì ?

Lụa tơ tằm là một loại vải mịn, mỏng được dệt từ tơ tằm. Cho những bạn chưa biết, tơ tằm là sự đúc kết bền bỉ của quá trình tự động nhả kén của những con tằm ăn lá dâu, trong đó chất Fibroin chiếm đến 75% thành phần tơ. Trong tự nhiên, đây là loại tơ mảnh nhất, tiết diện ngang gần giống như hình tam giác và có độ bóng cao.

Thường thì tơ tằm có màu trắng hoặc màu vani, song, cũng có những con tằm (thường là tằm sống ở môi trường tự nhiên) cho tơ màu xanh, nâu hoặc vàng cam. Ngoài ra, tơ tằm còn là loại tơ có độ bền cao nhất. Khi bị ướt, độ bền của tơ sẽ giảm đi 20% – đây cũng không phải con số quá lớn khi so với những loại tơ khác. Mặt khác, loại lụa này vẫn được sản xuất với con số khá hạn chế, đặc biệt là khi so sánh với người anh em “vải cotton”.

Nguyên do chính là vì tơ tằm khá hiếm, quy trình sản xuất lại khá kỳ công và vất vả, sản lượng cho ra cũng không nhiều. Chính vì vậy, dù cho có giá thành béo bở nhưng các doanh nghiệp đành “lực bất tòng tâm”.

Vải lụa làm từ tơ tằm
Vải lụa làm từ tơ tằm

Phân loại lụa tơ tằm Việt Nam

Vải Satin tơ tằm:

Là vải có độ bóng cao, bền và nhẹ. Satin tơ tằm là một mặt hàng cao cấp, có tính thẩm mỹ cao. Hạn chế lớn nhất của loại vải này là khá dễ rách, khó may và khó giữ nếp. Song, satin tơ tằm vẫn là niềm cảm hứng bất tận cho các nhà thiết kế tạo nên những trang phục chất lượng, đắt tiền.

Khác với cotton 100% được sử dụng nhiều đề làm áo thun đồng phục công ty thì vải lụa Satin này phần lớn được dùng để làm váy, đầm, jumpsuit, áo nơ, áo kiểu, váy cưới, khăn choàng,…

Satin tơ tằm
Satin tơ tằm

Vải Muslin tơ tằm :

Loại vải này nổi bật với độ mỏng, mềm, nhẹ và có độ rủ cao. Bề mặt vải khá mượt và có thể in ấn nhiều hoa văn một cách dễ dàng.

vải muslin tơ tằm
vải muslin tơ tằm

Chất vải Crep tơ tằm:

Ngoài độ mỏng, mềm, nhẹ vốn có, loại vải này có một độ xốp nhất định. Hoa văn trên loại vải này thường là hoa cỏ uốn lượn, màu sắc nổi bật, hài hòa.

Crep tơ tằm
Crep tơ tằm

Đặc tính của vải lụa tơ tằm trắng

Tính chất vật lý:

Mặt cắt ngang sợi tơ có hình tam giác. Chính vì vậy, ánh sáng có thể rọi vào ở nhiều góc độ khác nhau khiến sợi tơ có vẻ óng ánh tự nhiên. Có độ mềm mượt đặc trưng, có thể cảm nhận rõ khi cầm hoặc sờ vào.

Tính cơ học:

  • Như đã nói bên trên, tơ lụa là loại tơ bền nhất, nhưng khi ướt thì độ bền giảm 20%.
  • Độ co giãn khá kém.

Đặc tính hóa học:

  • Khả năng giữ ẩm là 11%.
  • Dẫn nhiệt và dẫn điện kém nên thường được dùng làm đồ mùa đông.
  • Khi phơi nhiều dưới nắng, tơ lụa sẽ k còn bền nữa.
  • Không tan trong axit mineral mà tan trong axit sunfuric, bị ố vàng bởi mồ hôi.
Vải lụa làm áo dài
Vải lụa làm áo dài

Ưu – nhược điểm của vải lụa tơ tằm:

Ưu điểm chất vải tơ tằm

  • Độ bền cao nhất trong các loại tơ.
  • Mềm mại, mỏng và nhẹ.
  • Độ đàn hồi tương đối và vô cùng thoáng mát.
  • Những trang phục làm từ lụa tơ tằm đều toát lên vẻ kiêu sa, sang trọng và thanh cao cho người mặc. Còn vải Cotton lại đem đến sự bình dân với những chiếc áo thun cổ tròn hay cổ polo đơn giản.

Nhược điểm lụa tơ tằm

  • Lụa dễ bị nhàu, nhăn và khó là phẳng.
  • Khi mặc trong điều kiện thời tiết lạnh, lụa dễ bị dính vào da.
  • Giá thành khá cao so với những loại vải thông thường.
Khăn lụa
Khăn lụa

Giá bán lụa tơ tằm tằm Nha Xá 

Tuy lụa tơ tằm mềm là vậy, song giá của nó lại không “mềm” chút nào. Theo số liệu tham khảo trên website Sunsirs – trang chia sẻ thông tin chia sẻ dữ liệu xuất khẩu Trung Quốc, ngày 25/10/2018, giá lụa tơ tằm cao gấp 18 lần giá sợi cotton và 28.6 lần sợi PE (Polyester) Giá lụa thô quy ra tiền Việt Nam vào khoảng 1.443.036 đồng/kg.

Ngoài ra, trong sợi tơ thô còn chứa 30% chất sericin. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ phải trả thêm 30% tiền tơ chứ không chỉ dừng lại ở con số mà Sunsirs cung cấp. Theo nguồn tin biết được, vải lụa tơ tằm truyền thống của Việt Nam được dệt theo cách thủ công có khổ ngang là 90cm.

Lụa trơn mỏng có giá 100.000 – 150.000 đồng/ mét; lụa dày thì khoảng 400.000 đồng/ mét. Tuy nhiên, phổ biến trên thị trường lại là loại lụa khổ 120cm với giá lụa mỏng là 175.000 – 400.000 đồng/mét; lụa dày khoảng 450.000 đồng/mét.

Còn đối với loại lụa đã được in ấn hoa văn, giá thành lại gấp đôi lụa trơn, cụ thể với khổ vải phổ biến là 120cm thì lụa mỏng có giá 350.000 – 800.000 đồng/mét; lụa dày khoảng 900.000 đồng/mét. Thế mới nói, dù “thân hình” mỏng manh là vậy, nhưng những “nàng bạch tuyết” này lại vô cùng có giá, phải không nào?

Khăn vải lụa
Khăn vải lụa

Những thương hiệu lụa tơ tằm nổi tiếng nhất Việt Nam

Làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội):

Với bề dày hơn 10 thế kỷ, là Vạn Phúc là thương hiệu có từ lâu đời của Việt Nam. Điểm nổi bật của thương hiệu lụa này chính là độ mềm mại, hoa văn phong phú, màu sắc đa dạng, có thể may được nhiều kiểu dáng khác nhau. Sản lượng lụa hàng năm của Vạn Phúc đạt 2 triệu mét mỗi năm.

Do chất lượng cao, mẫu mã thời thượng nên lụa Vạn Phúc luôn chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Đáng chú ý, vào năm 2011, Lụa Vạn Phúc được Chính phủ bình chọn là “Thương hiệu Vàng Thăng Long”. Chỉ trong 2 năm sau, làng nghề Vạn Phúc cũng được đưa vào danh sách “7 làng nghề truyền thống cần được bảo tồn”.

Làng Vạn Phúc
Làng Vạn Phúc

Lụa tơ tằm Nha Xá (Hà Nam):

Đây là một đối thủ đáng gờm với lụa Vạn Phúc. Lụa Nha Xá luôn mang vẻ đẹp độc đáo, màu sắc trang nhã, cổ điển, tạo cho người mặc vẻ sang trọng, quyến rũ và quý phái. Ngày nay, lụa Nha Xá vẫn không ngừng mở rộng quy mô, định hướng tới một ngành công nghiệp lụa hiện đại mà vẫn mang hơi thở truyền thống.

Làng vải lụa Nha Xá
Làng vải lụa Nha Xá

Lụa Duy Xuyên (Quảng Nam):

Làng nghề Duy Xuyên có lịch sử phát triển trên 300 năm, các quá trình trồng dâu, ươm tơ, dệt lụa,… đều được trải qua bàn tay kỳ công, khéo léo của những người thợ Chăm Pa nơi đây. Khác với những thương hiệu lụa khác, lá dâu để cho tằm ăn được hái từ những cây dâu đặc thù chỉ có ở trong những rừng sâu tỉnh Quảng Nam. Chính vì vậy, vải ở đây mang những nét đặc biệt riêng khó lẫn vào những thương hiệu lụa khác.

Làng Lụa Duy Xuyên
Làng Lụa Duy Xuyên

Lụa tơ tằm Tân Châu (An Giang):

Khác với những làng nghề lụa trên, khi hái lá dâu, người dân nơi đây còn khéo léo cắt tỉa cả cành dâu để tiện cho tằm kéo kén, sau đó mới nuôi tằm. Sản phẩm lụa nơi đây có hoa văn bắt mắt, màu sắc không phai. Điều này có được là nhờ người thợ nơi đây đã dùng trái mặc nưa làm vật liệu in nhuộm. Do sử dụng gần như là nguyên liệu thiên nhiên để sản xuất tơ lụa mà lụa Tân Châu đã tức tiếng gần xa.

Lụa Tân Châu
Lụa Tân Châu

Trên đây là những thông tin mà mình tìm hiểu được về lụa tơ tằm. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chọn được những tấm lụa tơ tằm ưng ý nhất cho mình!

Một số câu hỏi thường gặp 

1. Lụa tơ tằm là gì ?

=>> Là một loại vải mịn, mỏng được dệt từ tơ tằm. Cho những bạn chưa biết, tơ tằm là sự đúc kết bền bỉ của quá trình tự động nhả kén của những con tằm ăn lá dâu, trong đó chất Fibroin chiếm đến 75% thành phần tơ

2. Có bao nhiêu vải lụa tơ tằm ?

=>> Vải satin tơ tằm – Muslin tơ tằm – Crep tơ tằm

3. Các đặc tính của lụa tơ tằm ?

=>> Tính vật lý, tính hóa học và tính hóa học.

4. Ưu điểm của lụa tơ tằm ?

=>> Độ bề cao, mềm mại, độ đàn hồi tốt.

5. Nhược điểm của lụa tơ tằm là gì ?

=>> Dễ bị bay màu, dẽ bị nhăn, giá thành cao.

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.