Nên hay không việc Riot Games đặc cách một vị trí tại CKTG cho nhà vô địch MSI cùng năm?

Nên hay không việc Riot Games đặc cách một vị trí tại CKTG cho nhà vô địch MSI cùng năm? - Ảnh 1.
Đánh giá post

Khá nhiều người đồng tình với việc đặc cách một vị trí tại CKTG cho nhà vô địch MSI nhưng cũng có không ít game thủ phản đối.

Với một trò chơi liên tục phát triển ở cả trong game lẫn bên ngoài như LMHT thì việc hệ thống giải đấu có thêm điểm mới là điều dễ hiểu. Ví dụ như trong những năm gần đây, các giải đấu khu vực của LMHT đã bắt đầu áp dụng thể thức nhánh thắng – nhánh thua vào vòng playoffs và cho thấy sự đúng đắn của nó. Chẳng phải G2 Esports đã không thể vô địch LEC Mùa Xuân 2022 đầy ngoạn mục nếu cứ áp dụng thể thức loại trực tiếp hay sao.

Nên hay không việc Riot Games đặc cách một vị trí tại CKTG cho nhà vô địch MSI cùng năm? - Ảnh 1.

G2 Esports là minh chứng rõ ràng nhất cho việc thể thức nhánh thắng – nhánh thua là tốt đối với LMHT chuyên nghiệp

Và rồi mới đây thì phân tích viên của giải đấu LEC – Caedrel lại đưa ra thêm một ý kiến nữa gây ra tranh cãi rất lớn. Theo Caedrel thì nhà vô địch MSI nên được đảm bảo một vị trí tại CKTG cùng năm. Thậm chí sau khi dòng Tweet của Caedrel được đăng tải thì những nhân vật “chóp bu” của G2 Esports hay T1 đều đồng tình với quan điểm này. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người tỏ ra phản đối khi MSI và CKTG diễn ra ở 2 thời điểm khác nhau nên không thể đặc cách như vậy được.

Nên hay không việc Riot Games đặc cách một vị trí tại CKTG cho nhà vô địch MSI cùng năm? - Ảnh 2.

Caedrel: “Nhà vô địch MSI nên được đảm bảo một vị trí tại CKTG cùng năm. Thách các ông thay đổi ý kiến của tôi”

Nên hay không việc Riot Games đặc cách một vị trí tại CKTG cho nhà vô địch MSI cùng năm? - Ảnh 3.

CEO T1 – Joe Marsh: “Đồng ý, nhưng để đảm bảo họ không chơi tệ ở giải mùa hè, nếu nhà vô địch MSI cũng vô địch luôn giải mùa hè thì họ sẽ nằm ở seed 1 tại bảng A và có thể chọn đối thủ (trừ những team cùng khu vực) tại vòng bảng”

Nên hay không việc Riot Games đặc cách một vị trí tại CKTG cho nhà vô địch MSI cùng năm? - Ảnh 4.

CEO G2 – Ocelote: “Đồng ý hoàn toàn luôn, đội vô địch giải mùa xuân cũng nên được đặc cách như vậy”

Nên hay không việc Riot Games đặc cách một vị trí tại CKTG cho nhà vô địch MSI cùng năm? - Ảnh 5.

Diễn đàn Hupu từ Trung Quốc: “Phản đối nhé. Được đi MSI có nghĩa đội đó mạnh ở mùa xuân và sẽ nhận điểm tích lũy cho việc đó. Vô địch MSI có nghĩa là bạn thi đấu tốt ở bản 12.8. Trong khi đó giải đấu mùa hè lại được thi đấu ở một phiên bản khác hoàn toàn. Bạn phải mạnh ở giải mùa hè thì mới được đi CKTG nhé”

Trong lịch sử LMHT thì chưa từng có một nhà vô địch MSI nào lại bỏ lỡ CKTG cùng năm cả. Về cơ bản thì khi bạn đủ mạnh để vô địch một giải đấu tầm cỡ như MSI thì việc có vé đi CKTG là điều nằm trong tầm tay. Tuy nhiên nó không có nghĩa là nhà vô địch MSI nên được đặc cách tới CKTG. Việc phải cố gắng thi đấu tốt ở giải mùa hè sẽ giúp cho đội vô địch MSI có thêm động lực để phấn đấu nhằm giữ lấy một vị trí xứng đáng với mình.

Nên hay không việc Riot Games đặc cách một vị trí tại CKTG cho nhà vô địch MSI cùng năm? - Ảnh 6.

Nhà vô địch MSI 2021 – RNG cũng phải cố gắng rất nhiều thì mới kiếm được vé đi CKTG 2021

Nên nhớ rằng việc đặc cách vị trí này đã từng diễn ra rất nhiều lần tại các tựa game Esports khác và nó chỉ mang lại hệ quả xấu mà thôi. Tại CS:GO thì từng có thời điểm nằm trong top 8 Major trước là đội tuyển sẽ có slot “Legends” và nghiễm nhiên có mặt ở vòng bảng Major sau. Hay như ở DOTA 2 thì có thời điểm nhà vô địch TI cũng chắc chắn được mời tới vòng bảng tại TI năm sau dù đội hình thay đổi ra sao hay phong độ như thế nào.

Nên hay không việc Riot Games đặc cách một vị trí tại CKTG cho nhà vô địch MSI cùng năm? - Ảnh 7.

Newbee tại TI5 là minh chứng rõ ràng cho việc đặc cách vị trí sai lầm như thế nào. Về cơ bản thì nhà vô địch TI4 chỉ giữ được đúng 2 thành viên trong đội hình vô địch, thi đấu tệ trong cả năm 2015 và kết quả là về bét tại vòng bảng TI5

Hệ quả là nhiều đội mất đi động lực thi đấu khi vị trí ở giải đấu lớn của họ đã được đảm bảo và khiến cho kỹ năng đi xuống, kéo theo cả chất lượng của giải đấu cũng suy giảm. Và rồi chính Valve đã và đang dần loại bỏ những cơ chế “đặc cách” này tại CS:GO và DOTA 2 trong thời gian gần đây. Vì vậy mà không có lý do gì Riot lại “phát triển ngược” và áp dụng sự “đặc cách” này cả.

https://gamek.vn/nen-hay-khong-viec-riot-games-dac-cach-mot-vi-tri-tai-cktg-cho-nha-vo-dich-msi-cung-nam-20220416092436206.chn

Theo GameK

Facebook