Canyon là nhân tố rất quan trọng của DK, người có nhiệm vụ tạo ra tính liên kết giữa các đường, đồng thời được xem là tuyển thủ đi rừng hay nhất thế giới. DK bước vào trận chung kết tổng với tâm lý vô cùng thoải mái và tự tin, nhất là sau chiến thắng 3-2 trước T1 ở bán kết. Trong mắt nhiều khán giả, đó được xem là trận chung kết sớm của CKTG 2021.
Trong khi đó, EDG được dự đoán là đội ở cửa dưới và Scout cùng Viper, những người Hàn Quốc – sẽ tiếp tục gồng gánh EDG vượt qua thử thách mang tên DK. Tuy nhiên, giữa muôn vàn hoài nghi, Jiejie đã nổi lên như tuyển thủ thi đấu hay nhất trong trận thắng 3-2 của EDG. Vậy, Jiejie đã chế ngự Canyon ra sao ở trận đấu vừa qua để giúp đội nhà hướng tới chiến thắng?
Dẫn trước và đánh lừa đối thủ
Jiejie không chơi quá nhiều sát thủ tại giải đấu năm nay. Tuy nhiên, phong cách thi đấu của anh có thể biến bất kỳ vị tướng nào trở thành một sát thủ đích thực. Jiejie luôn chờ đợi thời điểm để tấn công và luôn luôn chính xác, dù cho đó là tướng hay mục tiêu lớn. Theo nhận định của giới chuyên môn, sẽ không ai an toàn khi Jiejie ẩn nấp trong rừng.
Tình huống Jiejie lấy thành công linh hồn rồng Đất đã tước đi cơ hội quay trở lại với ván đấu của DK. Đó là lý do vì sao EDG chưa bao giờ ngại trong việc đánh đội hoặc trao đổi mục tiêu. Bởi lẽ, họ tin Jiejie, tin vào khả năng xử lý của Jiejie trong các tình huống bước ngoặt. Chưa kể, những đóng góp trong giao tranh tổng của Jiejie cũng không hề ít.
Jiejie có lối đi rừng khác thường. Anh không cam kết mình có thể thắng trong những pha đấu trừng phạt, trừ khi đó là trận đấu EDG thực sự trên cơ và có lợi thế. Thế nhưng, đổi lại Jiejie rất giỏi khi mở giao tranh. Điển hình là tình huống gần hang Sứ Giả Khe Nứt ở ván 1. Khi ấy, cú Đại Địa Chấn của Jiejie đã tạo điều kiện thuận lợi cho Viper dựng lên Sân Khấu Tử Thần.
Sau một khoảng thời gian ngắn chống chịu, Jiejie trừng phạt Sứ Giả Khe Nứt để hồi máu và DK hoàn toàn thất thế trong giao tranh. Jiejie “nảy số” cực nhanh và rất giỏi trong việc kêu gọi ở những pha giao tranh căng thẳng. Bên cạnh lối đi rừng áp đảo, Jiejie còn có khả năng dẫn dụ đối phương vào những trận địa mình bày ra từ trước.
Cũng ở pha giao tranh đó, Jiejie được hồi sinh bởi Zilean trong tay Meiko và DK gần như mất trắng. EDG thắng giao tranh và đủ lâu để Jhin của Viper giữ phát bắn thứ 4 trong vài giây, đồng thời sát thương của Jhin cũng ngang bằng với cú trừng phạt của Canyon. Trong trường hợp xấu nhất, EDG thắng giao tranh và Sứ Giả Khe Nứt thuộc về DK.
Dù vậy, EDG cũng có thể gây áp lực để DK không có được mắt sứ giả. Tình huống ấy đủ để nói lên rằng, Jiejie không chỉ hay mà còn có những đồng đội tuyệt vời xung quanh. Trở thành nhân tố thiết lập giao tranh không phải vai trò nổi bật nhất của Jiejie. Đó là lý do vì sao, dù EDG vô địch nhưng Jiejie luôn bị đánh giá rất thấp.
Thế nhưng, những danh hiệu cá nhân không phải là thứ Jiejie mong muốn. Jiejie đã duy trì lối chơi hy sinh vì đồng đội trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, phiên bản thi đấu tại CKTG buộc anh phải đưa ra những phương án khác. Tại LPL, Jiejie là người đi rừng có tỷ lệ gây ra sát thương thấp nhất. Dù vậy, Jiejie không cần làm như vậy để thành công.
Ngược lại, Jiejie tập trung vào lượng vàng kiếm được. Cách tốt nhất để hoàn thành mục tiêu ấy là tìm kiếm điểm hạ gục. Thông thường, Jiejie sẽ nhìn ra cơ hội trước hơn các đối thủ của mình. Jiejie phá huỷ vòng rừng của Canyon và từ đó đưa EDG vươn lên dẫn trước. Không chỉ có được bãi Người Đá từ sớm, Jiejie còn lấy luôn cả bãi Chim Biến Dị và chỉ để lại duy nhất 1 con.
Jiejie luôn như vậy, rất mạnh trong việc vượt lên đối thủ và khiến họ buộc phải tìm cách để phản ứng lại. Thật khó để lập ra kế hoạch cho vòng rừng khi bạn để cho người đi rừng bên kia chiến tuyến vươn lên hoặc đi trước mình một bước. Nhưng trong trận chung kết vừa qua, Jiejie thậm chí đã đi trước Canyon một dặm. Đó là điều có lẽ ít ai ngờ tới trước khi trận đấu diễn ra.
Các chỉ số của Jiejie ở giai đoạn đầu ván 5 cho thấy khả năng hỗ trợ và phối hợp nhịp nhàng với phần còn lại của EDG. Tỷ lệ tham gia hạ gục của Jiejie lên tới 90% và dẫn trước về chỉ số quái vật rừng là 15 so với Canyon. Ngay cả khi EDG bị dẫn trước, Jiejie vẫn thi đấu theo phong cách của riêng mình để chèo lái con thuyền EDG trở lại đúng quỹ đạo.
Tìm kiếm sự vượt trội
Với sự áp đảo về tỷ lệ tham gia hạ gục, chỉ số quái vật rừng và khả năng kiểm soát của Jiejie, rõ ràng Canyon đã trở thành tâm điểm của sự chú ý hơn các đường khác của DK. Luôn có một câu hỏi người hâm mộ đặt ra sau trận chung kết. Liệu Jiejie đã quá xuất sắc hay chỉ đơn giản là Canyon chơi kém so với phong độ thường ngày?
Sau giai đoạn cấm chọn của ván 1, EDG xác định Canyon là mối đe dọa. DK đã chọn Ziggs, LeBlanc và Rakan ở lượt 1, đồng thời khiến cho lượng tướng Canyon có thể sử dụng bị hạn chế. Thực tế, Canyon cũng không phải là người được ưu tiên. Nhưng đổi lại, Jiejie luôn được chọn Jarvan IV ở giai đoạn đầu. Đây là sự khác biệt giữa 2 đội.
Bước sang ván 5, 2 đội thay đổi kế hoạch khi những lựa chọn đi rừng bị cấm nhiều hơn. Bất cứ khi nào 2 người đi rừng có được các vị tướng thuận tay, trận đấu sẽ diễn ra vô cùng an toàn. Trong ván 2 và ván 3, Lee Sin cùng Qiyana của Canayon là 2 lựa chọn mang tính then chốt. Tương tự, Jiejie đã lên tiếng với Jarvan IV và Viego.
Những phương án cấm chọn ấy đã dẫn đến tình huống căng thẳng tại ván 5, nơi cả Jiejie lẫn Canyon phải đi xa hơn và sử dụng các vị tướng không thuộc diện ưu tiên. Khi đứng trước áp lực cầm các vị tướng lạ, Jiejie tỏ ra xuất sắc hơn. Canyon chơi không tệ. Tuy nhiên, công bằng mà nói, DK đã đánh giá thấp việc xem Canyon là vị trí được dồn tài nguyên.
Tình huống nói lên đẳng cấp nhất của Canyon chính là pha ăn Baron ở phút 33. Khi ấy, khái niệm “Lee Sin Tik Tok” được nhắc đến nhờ màn bay lượn ấn tượng của người đi rừng bên phía DK. Và nếu phải sử dụng một vị tướng chẳng hạn như Talon, trông Canyon sẽ vô cùng yếu ớt. Đến lúc này, EDG đã nhận ra vấn đề và khai thác triệt để, qua đó có được chiến thắng.
DK là đội giao tranh tổng cực kỳ xuất sắc với Canyon là đầu tàu trong những pha mở giao tranh hoặc kết nối. Thế nhưng, EDG thậm chí còn không cần đến các tình huống 5 đấu 5 để đánh bại DK. Sau trận, Scout được bầu chọn cho danh hiệu MVP. Nhưng khi được hỏi thêm, tuyển thủ sinh năm 1998 cho rằng Jiejie xứng đáng được vinh danh hơn.
Suốt 15 trận đấu, Scout là thủ lĩnh về mặt chuyên môn lẫn tinh thần, đưa EDG vượt qua những thời khắc dù là khó khăn nhất. Tuy nhiên, Jiejie mới là nhân tố quyết định tất cả ở trận gặp DK. Người hâm mộ nhìn Jiejie với ánh mắt đầy hoài nghi. Cả tập thể EDG cũng vậy, họ không tin đây là đội có khả năng lọt vào tới trận bán kết chứ đừng nói là vô địch.
Dù vậy, đạp lên dư luận, Jiejie đã đánh bại người đi rừng xuất sắc nhất thế giới lúc bấy giờ và nâng cao Summoner’s Cup với một nụ cười tươi rói trên môi. Hay nói cách khác, trên đất Iceland, Jiejie đã có được nhiều hơn là một danh hiệu. Giờ đây, người hâm mộ LPL lẫn LMHT trên thế giới có thể gọi Jiejie là “Canyon Killer”.
Theo Thethao.vn