Những điểm khác biệt giữa manga, manhwa và manhua mà bạn cần biết

- Ảnh 1.

Manga, manhwa và manhua đều là truyện tranh nhưng chúng lại có những điểm khác nhau đặc trưng.

Manga, manhwa và manhua đều là truyện tranh hay truyện có minh họa, một loại sách được sử dụng để thể hiện ý tưởng bằng hình ảnh, thường kết hợp với các văn bản hoặc thông tin hình ảnh khác.

Mặc dù vậy, manga, manhwa và manhua vẫn có một số khía cạnh khác nhau và cũng không đến từ cùng một quốc gia. Dưới đây là các định nghĩa và sự khác biệt giữa manga, manhwa và manhua.

1. Định nghĩa manga, manhwa, manhua 

- Ảnh 1.

Manga Naruto của Masashi Kishimoto

– Manga là để chỉ truyện tranh từ Nhật Bản, trong tiếng Nhật, theo bảng chữ cái kanji (một loại chữ tượng hình, được sử dụng trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật hiện đại), manga được phát âm: mang-ga. Những người tạo ra truyện tranh được gọi là mangaka.

– Manhwa là để chỉ truyện tranh từ Hàn Quốc, theo chữ hanja của Hàn Quốc, manhwa được phát âm: man-hwa. Những người viết manhwa được gọi là manhwaga.

Manhua là để chỉ truyện tranh của Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Hong Kong (Trung Quốc). Những người làm manhua được gọi là manhuajia.

Từ manhwa và manga bắt nguồn từ tiếng Trung, manhua có nghĩa là ‘bản phác thảo ngẫu hứng’.

2. Sự khác biệt trong kỹ thuật vẽ manga, manhwa, manhua 

 - Ảnh 2.

Manga từ Nhật Bản

– Manga được đặc trưng bởi nội dung truyện tranh được vẽ đen trắng với bìa màu. Cả ở bản kỹ thuật số và bản in đều được phát hành dưới dạng đen trắng. Mangaka sẽ phát hành đều đặn mỗi chương truyện tranh mới trong vòng từ 1 đến 2 tuần.

Về mặt kỹ thuật, mangaka bị ảnh hưởng bởi phong cách miêu tả của Tezuka Osamu, khiến các nhân vật kém chân thực hơn với đôi mắt to, miệng nhỏ và biểu cảm dễ thương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều manga đã được phát hành dưới dạng kỹ thuật số và có màu.

– Hai thể loại truyện tranh Manhwa và manhua thường được phát hành dưới dạng kỹ thuật số với nhiều sắc thái sặc sỡ. Tuy nhiên, manhwa ở dạng in vẫn có nội dung truyện tranh để màu đen trắng.

Các nhân vật trong manhua và manhua thường được vẽ chân thực hơn manga, nhưng đôi khi họ lại gây nhức mắt quá mức với những bộ trang phục lộng lẫy của nhân vật.

3. Sự khác biệt trong cách đọc manga, manhwa, manhua 

Những điểm khác biệt giữa manga, manhwa và manhua mà bạn cần biết - Ảnh 4.

– Một đặc điểm của manga là các hội thoại của nhân vật và nội dung trong truyện được đọc từ phải sang trái. Manga thường có đối thoại giữa các nhân vật và onomatope (danh từ chung chỉ những từ tượng thanh và tượng hình, có tác dụng mô tả ngắn gọn về hình ảnh, âm thanh, động tác, trạng thái của sự vật, sự việc,… giúp cho giao tiếp giữa người với người trôi chảy và sinh động hơn).

– Truyện tranh Manhwa và Manhua thì lại đọc từ trái sang phải. Trong các bản phát hành kỹ thuật số, hai loại này thường bao gồm một số hình ảnh có thể cuộn hoặc trượt thoải mái. Thông thường, các tác giả cũng chèn nhạc vào truyện tranh của họ nếu được phát hành dưới dạng kỹ thuật số.

4. Đặt tên địa danh, nhân vật trong manga, manhwa, manhua 

 - Ảnh 4.

Khoảnh khắc Goku sử dụng Mafuba trên Zamasu trong manga DBS

Đối với việc đặt tên cho các nhân vật và địa điểm, cả manga, manhwa, manhua thường dựa theo “tiếng mẹ đẻ” của từng quốc gia xuất xứ chúng.

Ví dụ, nhân vật manga có tên là Ichigo Kurosaki, nhân vật manhwa là Park Se-jeong và nhân vật manhua là Xian Yi.

Theo GameK

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *