Qilin – 麒麟 hay con Kỳ Lân

Qilin - 麒麟 hay con Kỳ Lân

Qilin - 麒麟 hay con Kỳ Lân

Linh thú Kỳ Lân hay còn gọi là Lân, Li, là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Á Đông như tại Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên…

Trong thần thoại và cổ tích Trung Hoa, kỳ lân được gọi là Qilin là sinh vật đại diện cho điềm lành, sự thịnh vượng, an lành, thanh thản, thuộc Tứ Linh Vật theo tín ngưỡng dân gian. Thường được mô tả là có lửa bao quanh thân. Qilin là một con vật có đầu nửa rồng nửa thú, chỉ có một sừng, do nó không húc ai bao giờ nên chiếc sừng này được xem là hiện thân của Từ Tâm. Nhưng phần lớn hình ảnh Qilin được khắc họa là có sừng của nai, tai chó, trán của lạc đà, mắt của quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, có thân ngựa, chân hươu và đuôi Bò. Đôi khi nó lại có hình dáng của một con hươu, có chiếc đuôi bò, trán sói, móng ngựa, da có đủ 5 màu: đỏ, vàng, xanh, trắng, đen, đặc biệt dưới bụng có màu vàng đặc trưng… Cũng có khi con vật này xuất hiện dưới hình dáng có mình của một con hoẵng, có vảy cá trải dài khắp thân… Hình dạng đa dạng này khiến Kỳ Lân là biểu tượng rộng rãi trong nghệ thuật Triều đình Trung Hoa, rộng ra là dinh thự, lăng mộ, đền chùa, miến thờ… rồi cả bức cổ đồ hình bát quái… Điều này thể hiện sự may mắn luôn song hành với chữ nghĩa và đạo lí. Đây là sự bảo trợ cần thiết mang tính linh thiêng.

Qilin vốn là sinh vật lành tính, có lòng nhân từ nên không bao giờ ăn thịt hay làm hại bất cứ con vật nào, đặc biệt nó không bao giờ uống nước bẩn, chỉ ăn cỏ. Qilin còn có tính linh, khi có vua chúa, thánh nhân ra cứu đời thì Qilin sẽ xuất hiện báo trước điềm lành, sắp có thái bình thịnh vượng. Tương truyền khi bà Trưng mang thai đức Khổng Tử, bà mơ thấy một con Qilin xuất hiện, đi đến trước mặt bà thì nó phục xuống, nhà ra một miếng ngọc xích trên đó có đề chữ: Con nhà Thủy Tinh, nối đời suy Châu mà làm vua không ngôi. Đôi Ngọc Qilin là pháp khí mang lại sự bình an thuận hòa, con cái thông minh hiếu thảo, học hành giỏi giang và rất hoạnh tài lộc, rất cần cho mọi nhà.

Sự xuất hiện của Qilin đầu tiên là trong cuốn Tả Chuyển Pháp (Zuo Zhuan) vào đầu thế kỷ V trước Công nguyên. Hán Vũ Đế (Wu of Han) có lẽ đã bắt được một Qilin vào năm 122 trước Công nguyên, nhưng Tư Mã Thiên (Sima Qian) lại tỏ ra nghi ngờ điều này.

Không chỉ dừng lại trong văn học, nghệ thuật Trung Hoa, Qilin còn rộng hơn ở các nước châu Á như ở Nhật Bản với tên Kirin, Hàn Quốc với tên Girin. Ở đây mình để tên Qilin mà không dịch ra Kỳ Lân, vì dễ nhầm với Kỳ Lân của Việt Nam. Kỳ Lân của Việt Nam đánh giá là “Kỳ Lân nhưng không phải Kỳ Lân” vì hình dạng nó khác xa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *