Quan Hoàng Bát


Trong hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, sau giá hầu Quan Hoàng Bảy là đến giá Quan Hoàng Bát. Có nơi hầu Ông Hoàng Bát Quốc nhưng cũng có nơi lại hầu Ông Hoàng Bát Nùng. Đây là hai vị Thánh khác nhau nhưng lại cùng đứng ngôi thứ tám trong Thập Nhị Quan Hoàng.

Quan Hoàng Bát Quốc:

Vào cuối thời Đại Minh, ở phía Bắc có tộc người Mãn quen thói man di, chúng kéo quân xuống Trung Nguyên gây hấn với người Hán rồi cướp phá. Nhân lúc triều đình suy yếu chúng cướp luôn ngai vàng, hủy diệt nhà Minh lập ra Mãn Thanh. Kể từ khi người Mãn bước lên thống trị, họ chèn ép đủ điều, bắt người Hán phải làm theo phong tục của người Mãn.

Lúc này người Hán nổi dậy lập phong trào “phản Thanh phục Minh”, do thế nhà Thanh quá mạnh họ buộc phải trốn chạy sang đất người. Một số lên thuyền ra khơi, được chúa Nguyễn cho vào miền Nam nước ta sinh sống tại Chợ Lớn. Một số theo biên giới chạy sang Nam Việt lánh nạn. Trong số đó có vị nam nhân họ Tống là một trong số những người phát động phong trào chống Thanh. Ông sang nước ta âm thầm nuôi ước vọng phục quốc, vừa giúp dân Việt trồng trọt lương thực lại bày kế giúp quân ta đánh đuổi giặc Thanh xâm lấn. Về sau ông thác hóa và hiển Thánh tại đất ấy.

Người Việt nhớ ơn ông gọi là Ông Hoàng Bát Quốc, cũng có nơi tôn ông là một vị Quan Lớn. Đức Thánh ngự đồng mặc áo trường bào Trung Hoa, buộc tóc đuôi sam, cầm quạt dâng hương rồi thưởng trà Tàu. Ông ban tài lộc cho người mua bán gần xa, thường phán truyền bằng tiếng Quảng Đông.

Quan Hoàng Bát Nùng:

Tên húy của ông là Nùng Chí Cao, sinh thời phò vua Lý Thái Tông dẹp giặc phương Bắc. Ông là vị tướng tài, không những đánh cho quân giặc tan tác mà còn thừa thắng xông lên chiếm cả những châu của đất Bắc. Sau khi ông thác hóa được triều đình sắc phong Thượng Đẳng Đại Vương.

Đức Ông ngự đồng thường chít khăn mỏ rìu, vận áo trấn thủ, đeo ghệt chân ghệt tay, sau khi tấu hương thì múa võ với đôi chùy.

Cre: Fanpage Epic

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *