Quy trình sản xuất lụa tơ tằm như thế nào

Đánh giá post

Lụa là một loại vải mịn được dệt bằng tơ, được sử dụng từ các thời trước và được dệt bằng quá trình thủ công, không có sự tham gia của máy móc mà đòi hỏi sự tỉ mỉ của các nghệ nhân.Tuy nhiên quy trình sản xuất tơ tằm để đáp ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng là khâu đáng quan tâm.

Khác với việc sản xuất ra vải sợi tổng hợp thì quá trình để sở hữu được những thước vải cao cấp thì việc đầu tiên là phải chọn lựa giống tằm thích hợp, nên sử dụng các giống tằm lưỡng hệ và được nhà nước cho phép kinh doanh.

Tằm là một loại sâu ăn lá như bao loài sâu khác, nhưng nó vẫn được người dân nuôi là vì họ phát hiện được sự đặc biệt trong quá trình sinh trưởng và phát triển của nó.

Vải lụa cao cấp
Vải lụa cao cấp

Vải Lụa tơ tằm

Là loại lụa ra đời ở Trung Quốc và nghề trồng dâu nuôi tằm lấy tơ củng bắt nguồn từ đây. Bởi vì vẻ đẹp óng ả và độ bền của nó nên nhanh chóng trở thành một mặt hàng cao cấp nơi đây. Được dệt bằng tay, kiểu dệt lụa tơ từ cổ truyền của Việt Nam phối hợp, pha trộn các loại sợi dọc và sợi ngang để tạo ra các mặt hàng thương mại khác nhau.

Vải lụa tơ tằm
Vải lụa tơ tằm

Quy trình sản xuất lụa tơ tằm

Sợi tổng hợp được tạo ra từ các loại khoáng sản tự nhiên như dầu mỏ, khí đốt… còn vải lụa thì phải trải qua quá trình Trồng dâu – nuôi tằm – lấy tơ – dệt vải.

Bước 1: Nuôi tằm

Đây là khâu đòi hỏi kỹ thuật cao và những thức ăn phải phù hợp để tránh cản trở quá trình hình thành của tằm.Thức ăn chủ yếu của tằm là lá dâu,tuy nhiên lá dâu phải được lấy những nơi an toàn màu mỡ và không có ô nhiễm. Tùy vào độ lớn của tằm để chọn thức ăn. Với giai đoạn đầu thì tằm trải qua 3 quá trình lột xác cùng với 3 thời kỳ ăn để lớn, trong  giai đoạn này tăng tiêu thụ 1 lượng thức ăn từ 75-80%, chúng ăn cả ngày tầm 10 bữa  và phải cung cấp đầy đủ lượng thức ăn để có đủ khả năng trong quá trình tạo kén

Bước 2 Làm kén-nhả tơ:

Khi tằm chính phải bắt tằm lên né và nằm để nhả tơ tạo kén,nhả tơ tạo kén từ ngoài vào trong.Trong hai ngày đêm con tằm miệt mài nhã ra những đường tơ uốn quanh mình và nằm yên trong ngôi nhà khoảng 6 ngày. Tơ là loại sợi protein dạng lỏng,trong suốt được tiết ra từ nước bọt của tằm chính, khi tiếp xúc với không khí nó tạo thành một cặp sợi tơ, sau khi nhả hết tơ chúng nằm yên trong kén và biến thành nhộng,lúc này là thời điểm thích hợp để gỡ kén và đi ươm tơ.

Kén tơ tằm
Kén tơ tằm

Bước 3 Ươm tơ:

Sau một tuần tằm lên né thì chúng ta bắt đầu ươm tơ và trong vòng năm ngày phải ươm tơ hết các kén đã đóng nếu chậm sẽ biến thành con ngài, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ươm tơ cũng như chất lượng của tơ. Kén được đem vào và cho vào nước nóng để kéo ra sợi tơ. Những sợi tơ ấy sẽ được liên kết với nhau, tùy vào số lượng sợi và số vòng xoắn, và kỹ thuật dệt thủ công hay hiện đại để cho ra các loại vải có màu sắc, độ dày- mỏng, hay độ co giãn khác nhau.

Bước 4 Dệt lụa

Từ những sợi tơ được tạo ra con người bắt đầu vào quá trình dệt lụa và tùy vào chất liệu của từng sợi để tạo ra những thành phẩm có độ bền khác nhau. Có thể là thủ công hay hiện đại trong khâu này đòi hỏi phải cần mẫn , chịu khó để cho ra những loại vải đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bước 5 Nhuộm màu:

Tất nhiên nếu các bước trên đã hoàn thành thì không thể bỏ qua bước cuối cùng được vì tính thẩm mỹ cao bao nhiêu, đánh vào thị giác của người khách hàng hay không là tùy vào khâu nhuộm màu. Ngày nay với máy móc hiện đại, màu trắng ngà ban đầu của sợi tơ được khoác một lớp áo mới mẻ hơn, đa dạng phong phú hơn,và rất nhiều người ưa chuộng bởi màu sắc đẹp mắt của chúng.

Nhuộm màu vải
Nhuộm màu vải

Công dụng của vải lụa khác gì với vải thun

Vải Lụa thường được sử dụng để làm các bộ trang phục cao cấp, để làm váy cưới, khăn quàng cổ, đồ ngủ hoặc đồ mặc ở nhà, có thể làm trang sức từ sợi tơ lụa. Bên cạnh đó vải lụa còn có thể sử dụng để sử dụng trong nội thất như rèm cửa, chăn ga gối nệm. Đặc biệt nó còn được ứng dụng trong lĩnh vực ý tế, quốc phòng như áo chống độc, bao đựng thuốc nổ, chỉ khâu trong y tế một số thầy thuốc đông y còn dùng để làm mạch máu nhân tạo…

Vải thun: thông thường vải thun được làm từ sợi bông, sợi tổng hợp nên được dùng chủ yếu để may quần áo đồng phục như áo học sinh, đồ dành cho công sở, văn phòng… Ngoài ra nó còn được dùng để làm một số đồ trong gia đình như khăn trải bàn, khăn tắm, thảm trải cũng có một số sản xuất chăn ga gối nêm.

Vải lụa được xem là vải cao cấp còn vải thun thì được sử dụng phổ biến hơn vơi hầu hết mọi tầng lớp xã hội đều sử dụng. Từ người giàu cho đến người nghèo, từ học sinh cho đến doanh nhân.

Với những thông tin mà xưởng may áo thun đồng phục  công ty Áo Thun Đồng Phục Trần Thịnh cung cấp hi vọng điều đó sẽ bổ sung thêm được một phần nào kiến thức cho bạn về dòng sản phẩm vải may mặc.

Vải thun
Vải thun

Một số câu hỏi thường gặp

1. Vải lụa tơ tằm là gì ?  

=>> Là loại lụa ra đời ở Trung Quốc và nghề trồng dâu nuôi tằm lấy tơ củng bắt nguồn từ đây. Bởi vì vẻ đẹp óng ả và độ bền của nó nên nhanh chóng trở thành một mặt hàng cao cấp nơi đây

2. Quy trình sản xuất lụa tơ tằm ?

=>> Nuôi tằm – làm kén, nhả tơ – Ươm tơ – Dệt lụa – Nhuộm màu

3. Công dụng của vải lụa ?

=>> Dùng để may váy cưới, khăn choàng cổ, đồ ngủ…

4. Mua vải lụa ở đâu ?

=>> Bạn có thể tìm mua vải lụa ở các khu chợ vải Sài Gòn như Kim Biên, Phú Thọ Hòa, Lê Minh Xuân…

5. Tằm là gì ?

=>> Tằm là một loại sâu ăn lá như bao loài sâu khác, nhưng nó vẫn được người dân nuôi là vì họ phát hiện được sự đặc biệt trong quá trình sinh trưởng và phát triển của nó.

Facebook