Rợn người 1 giả thuyết quá logic về Bạch Tuyết: “Nụ hôn đích thực” hoá ra không có tác dụng, cái kết đẹp chỉ để che giấu 1 điều đen tối?

Rợn người 1 giả thuyết quá logic về Bạch Tuyết: Nụ hôn đích thực hoá ra không có tác dụng, cái kết đẹp chỉ để che giấu 1 điều đen tối? - Ảnh 1.

Phải chăng “kết thúc có hậu” của Bạch Tuyết chỉ là viễn tưởng lừa con nít?

Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn (1937) không chỉ là tác phẩm Disney kinh điển, mà còn khơi nguồn cho dòng phim “công chúa” của xưởng phim hoạt hình quyền lực nhất thế giới. Tuy vậy, những thông điệp thật sự từ bộ phim này vẫn còn là bí ẩn trong mắt khán giả. Nhất là khi nhìn lại kết thúc có hậu quen thuộc – phải chăng tất cả chỉ là ảo ảnh do Disney “chế” ra, nhằm mục đích che đậy sự thật tàn khốc liên quan đến số phận nàng Bạch Tuyết?

Rợn người 1 giả thuyết quá logic về Bạch Tuyết: Nụ hôn đích thực hoá ra không có tác dụng, cái kết đẹp chỉ để che giấu 1 điều đen tối? - Ảnh 1.

Lấy cảm hứng từ truyện cổ Grimm, Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn là phim điện ảnh hoạt hình đầu tiên của Disney, sản xuất năm 1937

Theo một giả thuyết thuyết phục trên trang Buzzfeed, Bạch Tuyết thực ra đã qua đời sau khi ăn quả táo độc và sau đó, chẳng có chuyện hồi sinh nào hết. Khái niệm nụ hôn của tình yêu đích thực cũng chỉ là “lãng mạn hóa” ranh giới sống chết. Đã vậy còn có chi tiết khẳng định Bạch Tuyết “lên thiên đàng”, vĩnh viễn không qua khỏi âm mưu giết hại.

Rợn người 1 giả thuyết quá logic về Bạch Tuyết: Nụ hôn đích thực hoá ra không có tác dụng, cái kết đẹp chỉ để che giấu 1 điều đen tối? - Ảnh 2.

Bộ phim hoạt hình kinh điển này chứa nhiều bí mật hơn ta nghĩ

Rợn người 1 giả thuyết quá logic về Bạch Tuyết: Nụ hôn đích thực hoá ra không có tác dụng, cái kết đẹp chỉ để che giấu 1 điều đen tối? - Ảnh 3.

Nhất là ở cảnh kết gây tranh cãi, Hoàng tử là sứ giả thiên đường hay là “biến thái” ái tử thi?

Cụ thể, sự xuất hiện của bạch mã Hoàng tử ở đám tang gợi nhắc đến kỵ sĩ Khải Huyền trong Kinh Thánh. Đó là điềm báo cho chết chóc, bất hạnh, đồng thời ẩn dụ về sự hiện diện của Thần Chết. Ngay cả nụ hôn giữa Bạch Tuyết và Hoàng tử cũng tương tự với cách rút linh hồn ra khỏi thi thể. Bởi vậy, điểm đến cuối cùng của Bạch Tuyết là tòa lâu đài vàng rực rỡ – tượng trưng cho thiên đường xa tít tắp.

Rợn người 1 giả thuyết quá logic về Bạch Tuyết: Nụ hôn đích thực hoá ra không có tác dụng, cái kết đẹp chỉ để che giấu 1 điều đen tối? - Ảnh 4.

Điểm đến của Bạch Tuyết là một tòa lâu đời lơ lửng trên trời, thật chẳng khác nào “thế giới bên kia”

Ngoài ra, thân phận thật sự của 7 chú lùn cũng được đề cập trong một giả thuyết nọ, liên quan trực tiếp tới một tệ nạn ở nước Đức thế kỷ 16. Theo tìm hiểu của nhiều khán giả thì vào thời điểm truyện cổ Grimm ra mắt, tình trạng bóc lột lao động trẻ em vẫn còn diễn ra rộng khắp Châu Âu. Vì thế, rất có thể Disney xây dựng hình ảnh 7 chú lùn từ các “chú bé đào mỏ”, ám chỉ chẳng có gì trong sáng thật sự ở phim Disney hết.

Rợn người 1 giả thuyết quá logic về Bạch Tuyết: Nụ hôn đích thực hoá ra không có tác dụng, cái kết đẹp chỉ để che giấu 1 điều đen tối? - Ảnh 5.

Sự tương đồng giữa lao động trẻ em tại hầm mỏ (trái) và các chú lùn của Bạch Tuyết (phải)

Nguồn ảnh: Disney

Theo GameK

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *