Bà là vợ của Ngọc Hoàng, còn gọi là Vương Mẫu nương nương, Diêu Trì Kim Mẫu, là vị nữ thần từ bi trong truyền thuyết Trung Quốc. Tương truyền Vương Mẫu sống ở cung Dao Trì trên núi Côn Lôn, trong vườn của bà có trồng bàn đào là giống đào tiên, ăn vào trẻ mãi không già.
Tây Vương Mẫu qua các đời có rất nhiều tên gọi, ngoài những tên gọi qua các nước đồng văn Đông Á, bà được nhiều triều đại về sau sắc phong, toàn xưng là Thượng Thánh Bạch Ngọc Quy Thai Cửu Linh Thái Chân Vô Cực Thánh Mẫu Dao Trì Đại Thánh Tây Vương Kim Mẫu Vô Thượng Thanh Linh Nguyên Quân Thống Ngự Quần Tiên Đại Thiên Tôn
Ban đầu, Tây Vương Mẫu có diện mạo là một nữ thần già hung dữ, là một vị nữ thần gây tai vạ ở phía Tây, không khác gì một quái vật. Về sau, sự nổi lên của Đạo giáo và các truyền thuyết dần biến Tây Vương Mẫu thành một nữ thần hiền từ, vị thế của bà từ đó trở thành một trong những nữ thần tối cao và tiêu biểu nhất trong nhiều hệ thống tín ngưỡng Đông Á.
Bà thông thường được hình dung là một bà già hiền lành, sống ở tại núi Côn Lôn thuộc phía Tây, trong vườn của bà có trồng bàn đào là giống đào tiên, ăn vào trẻ mãi không già. Hình tượng về bà nổi lên trong thế kỉ 2 khi hình thành nên Con đường tơ lụa.
Vào thời nhà Đường, thời kỳ nở rộ của thi ca, hình tượng Tây Vương Mẫu trở nên cực kỳ phổ biến. Những bài thơ về bà có thể tìm thấy trong Toàn Đường thi, một tuyển tập thi ca thơ Đường. Sau khi nhà Đường sụp đổ, thời Ngũ đại thập quốc, Đỗ Quang Đình, với Dung Thành tập tiên lục (墉城集仙錄), là người sớm nhất viết tổng hợp những truyện kí về Tây Vương Mẫu, thường được xem là người soạn thảo hoàn bị nhất về nhận thức của người đời Đường đối với Tây Vương Mẫu. Theo ghi chép của Đỗ Quang Đình, Tây Vương Mẫu đã giúp Lão Tử làm ra cuốn Đạo Đức Kinh. Vào năm thứ 25 của Chu Chiêu vương, Lão Tử đi chu du thiên hạ, gặp Tây Vương Mẫu và được bà trao cho cuốn sách này.
Truyền thuyết này là một đặc thù của phái Thượng Thanh (上清), một phân nhánh của Đạo giáo mà ở đó Đỗ Quang Đình được xem là người khởi đầu. Ngoài ra, trong vài bài thơ thời Đường cũng mô tả việc gặp gỡ giữa Tây Vương Mẫu và Lão Tử, tuy nhiên lúc này vai trò của bà thấp hơn, và gọi ông là Nguyên Thủy Thiên Tôn. Đây là một truyền thuyết phổ biến trong các phân nhánh khác của Đạo giáo.
Người đời Đường là Đoạn Thành Thức (段成式), sáng tác “Dậu dương tập trở – Nặc cao kí thượng” (酉陽雜俎·諾皋記上) đã viết rằng: “Tây Vương Mẫu họ Dương, húy Hồi, trị ở Tây Bắc núi Côn Lôn, ngày Đinh Sử chết. Nhất viết Uyển Cấm”
Xuất hiện bên cạnh bà luôn có 7 nàng tiên nữ xinh đẹp đi theo hầu hạ.