Kansspelautoriteit (KSA/Cơ quan quản lý thị trường game Hà Lan) đã báo cáo tốc độ tăng trưởng thị trường game ở châu Âu cũng như trên thế giới.
Theo đó, thị trường được ghi nhận sự phát triển trong 6 tháng qua nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều so với dự đoán trước đó. Số lượng tài khoản người chơi chơi gần như không thay đổi. Trong khi đó, tỉ lệ nạp game tăng 8% từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 8 năm 2023, thấp hơn nhiều nếu so sánh với tháng 8 năm 2022 đến tháng 1 năm 2023 với con số tăng trưởng là 33%.
René Jansen, Chủ tịch Cơ quan quản lý trò chơi Hà Lan, nhận xét: “Báo cáo cung cấp những thông tin, số liệu khách quan, cho thấy thị trường trò chơi tiếp tục phát triển nhưng là trong quá trình phục hồi so với lúc trước. Tuy nhiên tốc độ chưa đạt được như kỳ vọng”.
Sự tăng trưởng của thị trường game có mối liên hệ mật thiết với các nhà cung cấp trò chơi. KSA tiếp tục giám sát chặt chẽ việc người chơi Hà Lan chi tiêu, nạp game ra sao. Cơ quan quản lý nước này cũng chủ động trong việc ngăn ngừa chứng nghiện chơi game. Việc ngăn chặn hành vi nghiện game là một phần quan trọng trong quá trình giám sát của cơ quan quản lý.
Từ những dữ liệu trong báo cáo cho biết trung bình có 417.000 người Hà Lan chơi game tích cực mỗi tháng. Báo cáo cũng tiết lộ rằng số tiền mà người chơi ở quốc gia này nạp vào game là 1.017 Euro (tương đương 1.068 USD) cho mỗi người chơi trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 7, quy đổi thành 170 Euro mỗi tháng.
Trong khi đó, số lượng đăng ký game mới được ghi nhận tiếp tục tăng. Vào tháng 8/2023, có hơn 48.000 người tích cực tham gia đăng ký trước những trò chơi chuẩn bị ra mắt. Khi báo cáo được công bố vào tháng 9, con số đó đã vượt 50.000 người.
Tiến sĩ Alan Littler – đại diện cho cơ quan quản lý trò chơi của Hà Lan và châu Âu, chia sẻ dự báo thời gian tới lượng người báo danh sớm sẽ tăng song lượng chi tiêu cho game sẽ không quá đột biến mà có sự ổn định. Ông cũng nói về phân khúc game thực tế ảo và cho biết mảng này tăng trưởng khá nhanh và có thể đạt đỉnh vào năm 2030.
Báo cáo tập trung vào quy mô thị trường trò chơi thực tế ảo cũng như nhu cầu của game thủ, đồng thời đưa ra phân tích chi tiết về chi phí, chuỗi cung ứng. Thị trường thực tế ảo được thúc đẩy nhờ các yếu tố như chi phí sản xuất, khả năng tiếp cận công nghệ và năng lực cạnh tranh với đại diện là các thương hiệu như Meta, Niantic, Apple… cũng như nhiều hãng game Trung Quốc mới nổi về phân mảng này. Nhưng đây vẫn là phân khúc còn nhiều dư địa để phát triển thời gian tới.
Theo: Game4v