Tiên phụ của Sóc Thiên Vương – Ông Đổng

Tiên phụ của Sóc Thiên Vương - Ông Đổng

Tiên phụ của Sóc Thiên Vương - Ông Đổng

Vùng trung châu kể rằng thánh Gióng (chính là Sóc Thiên Vương) là con của Ông Đổng. Ông Đổng là vị thần có thân hình cao lớn lạ thường, đầu đội trời, chân đạp đất, thân hình vạm vỡ, hét ra lửa, thở ra mây đen gió bão mưa giông và có đôi mắt lóe sáng. Ông đào mương, rẽ đường, đắp núi, dấu chân ông làm lún cả đất, nứt cả đá. Món ăn khoái khẩu của ông là quả cà nên hay xuất hiện vào ngày hè khi trời có giông là cà đã đậu trái, lúa chiêm sắp trổ đồng. Khi ông tới dấu chân ông làm dập hết lúa, gãy hết cây, hư hại mùa màng. Dân làng xung quanh đều lập miếu thờ Ông Đổng (a.k.a Cha khổng lồ), vào những ngày tiết mưa dông đầu hè mồng 9 tháng tư (âm lịch) người dân thường cúng ông một bát cơm chay cà nướng. Vào những ngày này mưa giông rất to, các cụ thường mách là: “Ông Đổng về loot cà”, vì sợ ông về quẫy hết mùa cà, nên người dân có tục làm riêng cho ông một sào cà, ở một số ruộng còn cắm những que bông cho ông chơi,để ông sao nhãng việc trẩy cà. Dấu chân của ông nay vẫn còn thấy tại nhiều nơi: Làng Bình Tân, núi Dạm (Huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), đỉnh núi Sóc (huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc) và đặt biệt là làng Dóng Mốt (hay còn gọi là Vườn Đổng hay Đổng Viên) – tương truyền là vườn quê bà mẹ Gióng.

Nói đến mẹ của đức thánh Gióng, bà là một cô gái xấu xí và nghèo khổ, tuổi đã già nhưng vẫn chưa có chồng con. Hằng ngày bà phải ra mò cua bắt óc để đổi lấy gạo, đặt biệt là bà có một vườn cà và Thánh Đổng nhà ta lại rất thích ăn cà. Chuyện gì đến rồi cũng đến, một mưa to bão lớn ông Đổng về lượm cà ở Kẻ Đổng (làng Gióng Mốt), ông đã để lại một dấu chan rất to, tầm trên năm gang trong vườn cà nhà mẹ Gióng. Sáng ra, khi đi thăm vườn, bà thấy một dấu chân rất to, cảm thấy lạ lẫm nên lấy chân ướm thử, tiếc của đời bà hái những cây rau dẫm nát nhưng vẫn còn xanh về nấu canh, sau khi ăn xong thấy nóng ran trong người rồi thụ thai Đấng Gióng. Dân làng kỳ thị, xua đuổi bà, bà đau khổ bỏ lên rừng Trại Nòn (thôn Phù Dực) rồi đẻ ra Đổng con. Trời bổng cho nhiều cua ốc để bà ăn lấy sữa nuôi con, trời đẽo đá thành thống để bà tắm rửa cho con, thành liềm để bà cắt rốn cho con và thành chõng để bà đặt con nằm. Trong ba năm liền Gióng nằm yên trên cõng đá cho đến lúc mở to mắt “sáng như sao” và cất tiếng đầu tiên ầm vang như sấm đòi một mình một ngựa đánh tan giặc Ân.

Lâu nay trong tâm thức người dân đất Việt tín ngưỡng thờ “tứ bất tử” (Đức Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh Công chúa) được coi là “tối linh hiển thánh” vì thế chẳng mấy ai “để tâm giải mã” những hiện tượng văn hóa liên quan đến bốn vị hiển thánh đặc biệt là Đức Thánh Phù Đổng Vương (tức Thánh Gióng). Hồi cố lịch sử quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp của cư dân Lạc Việt (cư ngụ chủ yếu ở vùng trung du Phú Thọ) chuyển từ công cụ đồ đá mới đến đồ đồng rồi tiếp tục mở rộng sản xuất nông nghiệp khiến đất đai canh tác không đáp ứng được nên cư dân Lạc Việt phải rời bỏ vùng đồi núi trung du di chuyển xuống hạ du vùng đồng bằng châu thổ khai phá đất đai trồng cấy lúa nước nên đồ sắt phát triển và được dùng nhiều. Cư dân Lạc Việt đi đến đâu thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thánh thần cũng để lại dấu ấn đậm nét đến đó và hiển nhiên các vị “anh hùng văn hóa” trong truyền thuyết thường được gắn với các đại lễ tôn giáo của người Việt. Ở vùng đồng bằng châu thổ giáp biển như Thái Bình mà có đền thờ Thánh Gióng điều đó đã khẳng định truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương không những “ăn sâu” trong tiềm thức người dân đất Việt mà còn ẩn chứa giá trị triết lý nhân sinh sâu sắc là “gắn bó, cố kết cộng đồng thì sống, chia rẽ, tách biệt thì chết”, đồng thời giáo dục truyền thống “yêu nước thương nòi” và đại đoàn kết dân tộc cho các thế hệ tiếp nối.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *