QUỐC TẾ_ Công ty Games One mới đây đã tiết lộ tiền lương của những CEO công ty trò chơi – nhóm người kiếm được nhiều tiền nhất hiện nay.
Ba người có thu nhập hàng năm vượt 100 triệu đô la, trong số đó có Robert Antokol từ Playtika và Bobby Kotick từ Activision Blizzard.
Trong báo cáo của mình, Games One chỉ ra mức lương các CEO nhận được tương ứng vị trí xác định của họ bởi hội đồng quản trị của các công ty, thông qua biểu quyết của các cổ đông. Thông thường các khoản tiền lương nhóm CEO này nhận được như vậy bao gồm tiền lương chính, tiền thưởng, cổ phiếu và chế độ khác.
Tổng cộng, 42 người từ 40 công ty đã lọt vào bảng xếp hạng. Trong đó, hãng game Digital Bros và CD Projekt mỗi đơn vị có hai CEO. Theo báo cáo, tổng thu nhập của họ là 842 triệu đô la. Dưới đây là 10 người đứng đầu về số tiền lương trên cương vị giám đốc điều hành công ty game.
Top 10 CEO được trả lương cao nhất ngành game:
+ Robert Antokol từ Playtika – 372.008.176 đô la
+ Bobby Kotick của Activision Blizzard – 154.613.318 đô la
+ Andrew Paradise từ Skillz – 103.321.052 đô la
+ Andrew Wilson của Electronic Arts – 34.715.802 đô la
+ Frank Gibeau của Zynga – 32.003.768 đô la
+ John Riccitiello của Unity – 22.001.733 đô la
+ Strauss Zelnick từ Take-Two Interactive – 18,111,761 đô la
+ NCsoft Taek-Jin Kim từ – 15.620.773 đô la
+ Min -Liang Tan từ Razer – 10.457.000 đô la
+ Debbie Bestwick từ Team17 – 10.242.64 đô la
Các CEO được trả lương thấp nhất trong danh sách là Claude Guillemot của Guillemot Corporation (185.004 đô la) và Lars Wingefors của Embracer Group (162.293 đô la).
Cuối bảng xếp hạng, Games One cũng liệt kê mức chi trả trung bình cho năm 2020 cho nhân viên của một số công ty, lớn nhất là Electronic Arts – 123. 935 đô la. Ít hơn một chút là nhân viên Activision Blizzard và Zynga lần lượt là 99.100 đô la và 98.781 đô la.
Trong khi đó, như chúng tôi đưa tin, công ty luật Semenov & Pevzner mới đây đưa ra một báo cáo về những xung đột pháp lý trong ngành công nghiệp game.
Theo các chuyên gia Ekaterina Smirnova, Victoria Matveeva và Lidia Pecherina, các mâu thuẫn, xung đột giữa các nhà sản xuất game trong 6 tháng qua chủ yếu dựa trên một số phương diện như: Bản quyền nhãn hiệu – Sở hữu trí tuệ – Dữ liệu trò chơi.
.fb_iframe_widget_fluid_desktop iframe {
width: 750px !important;
}
Theo: Game4v