Trong đó có 7 sự kiện trực tiếp liên quan đến Trung Quốc, góp phần hình thành thị trường eSports lớn nhất thế giới hiện nay.
Năm 1998
Sự gia tăng của các cơ sở internet (quán nét) tại Trung Quốc với lượng người chơi game như StarCraft, Half-Life (thế hệ Counter-Strike đầu tiên sử dụng mô-đun Half-Life), Warcraft và các trò chơi khác tạo nên cộng đồng người chơi eSports đầu tiên. Những sản phẩm này đã đi vào cuộc sống của người chơi Trung Quốc. Thời gian đầu, sự cạnh tranh giữa các trò chơi MOBA và FPS diễn ra mạnh mẽ, dần dần hình thành game dành cho thể thao điện tử.
Năm 2000
Sự ra đời của WCG (World Cyber Games là một sự kiện thể thao điện tử mang tầm quốc tế điều hành bởi công ty World Cyber Games Inc – Hàn Quốc, tài trợ bởi Samsung và Microsoft). WCG (World E-Sports Competition, Computer Game Culture Festival) ra đời với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển toàn cầu của thể thao điện tử, nhằm tăng tương tác và trao đổi của mọi người trong thời đại Internet.
WCG được tổ chức thành công, sau đó năm 2000 được gọi là năm đầu tiên của thể thao điện tử, đồng thời, vô số tuyển thủ thể thao điện tử chuyên nghiệp chính thức bước chân vào “esports-biz”.
Năm 2001
Trung Quốc có nhà vô địch eSports đầu tiên với game StarCraft. Người chơi StarCraft Ma, Tianyuan, đã giành được chức vô địch cho Trung Quốc tại giải đấu Northern Net, diễn ra ở Thiên Tân.
Cùng năm đó, Ma Tianyuan và DEEP đến Hàn Quốc để tham gia giải vô địch StarCraft và đoạt ngôi quán quân, trở thành tuyển thủ thể thao điện tử đầu tiên của Trung Quốc vô địch WCG World Championship.
Năm 2003
Thể thao điện tử đang được quảng bá rộng rãi. Esports đã trở thành môn thể thao chính thức thứ 99 được Tổng cục Thể thao Trung Quốc công nhận và thể thao điện tử đã mở ra cơ hội đầu tiên cho công chúng.
Các phương tiện truyền thông chính thống bắt đầu sản xuất các chương trình liên quan đến thể thao điện tử, chẳng hạn như CCTV5 có chương trình Thế giới thể thao điện tử.
Năm 2005
Năm 2005, Li Xiaofeng đã giành chức vô địch của giải WCG Warcraft, trở thành người đầu tiên của Trung Quốc giành quán quân giải đấu này. Vào năm 2006, anh trở thành nhà vô địch bảo vệ Huy chương Vàng WCG Warcraft.
Trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh, Li vinh dự là người cầm ngọn đuốc thắp sáng tại Olympic với tư cách là một vận động viên thể thao điện tử.
Năm 2008
Thể thao điện tử Trung Quốc được tái sinh sau thời gian bị cấm. Cơ quan Quản lý Nhà nước đại lục về Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình trước đây đã đình chỉ tất cả các chương trình thể thao điện tử vào năm 2004, và các hoạt động thể thao điện tử này đã bị “đóng băng”.
Mãi cho đến năm 2008, Tổng cục Thể thao Nhà nước Trung Quốc đã phê duyệt thể thao điện tử là môn thi đấu chính thức thứ 78, và ngành công nghiệp này được hồi sinh.
Năm 2011
Tiêu chuẩn hóa ngành thể thao điện tử manh nha, được nâng lên. Wang Sicong đã mua lại CCM và đổi tên thành đội IG, chính thức đầu tư vào ngành thể thao điện tử, thu hút sự quan tâm rộng rãi của xã hội. Đó như một cuộc cải tổ mang tính lịch sử của thể thao điện tử xứ Trung.
Đồng thời, hoạt động này khiến các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp thể thao nhận ra tầm quan trọng của tiêu chuẩn hóa và các nhà sản xuất truyền thống như JD và SN lần lượt được thành lập. Các câu lạc bộ thể thao điện tử và các giải đấu khác nhau ra đời, và eSports Trung Quốc từ đây bắt đầu tiến tới con đường chính thức hóa và chuyên nghiệp hóa.
Năm 2013
Trung Quốc thành lập Đội thể thao điện tử Quốc gia. Tổng cục Thể thao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thành lập một đội thể thao điện tử quốc gia gồm 17 thành viên tham gia thi đấu tại Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á lần thứ 4, tham gia vào 4 bộ môn là Liên Minh Huyền Thoại, StarCraft 2, FIFA và Need for Speed. Kể từ đó, thể thao điện tử đã được phát động rộng rãi trong toàn dân.
Năm 2018
Lần đầu eSports được đưa vào Á vận hội. Vào ngày 14 tháng 05 năm 2018, Hội đồng Olympic châu Á chính thức thông báo rằng thể thao điện tử sẽ được đưa vào các hạng mục thi đấu của Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 18.
Các bộ môn được lựa chọn là Arena of Valor, Clash Royale, League of Legends, PES 2018, Hearthstone và StarCraft 2. Đoàn thể thao điện tử Trung Quốc đã giành được 2 HCV và 1 HCB tại Á vận hội.
Năm 2022
Thể thao điện tử chính thức có mặt ở Đại hội thể thao châu Á. Hội đồng Olympic châu Á thông báo thể thao điện tử sẽ trở thành môn thi đấu chính thức của Á vận hội và nơi tổ chức là Hàng Châu, thủ phủ Chiết Giang, Trung Quốc.
Theo: Game4v