Top 5 loại hình giao dịch, chuyển nhượng phổ biến nhất trong ngành game hiện nay

Loại hình bán toàn bộ studio cho công ty khác chẳng hạn như Riot Games về tay Tencent xuất hiện khá nhiều.

Yana Vesnina, Giám đốc M&A tại ZiMAD, chia sẻ các loại hình giao dịch kinh doanh phổ biến nhất mà các nhà phát hành trò chơi thường áp dụng và những thách thức liên quan.

1. Bán toàn bộ studio với tất cả tài sản

Chủ sở hữu bán toàn bộ tài sản kinh doanh của họ. Loại hình này xuất phát từ việc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ khi chi phí phát triển game ngày càng tăng hoặc gặp các vấn đề với hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có thể có trường hợp chủ sở hữu muốn rút lui khỏi thị trường và muốn thu hồi vốn để tránh thua lỗ lớn.

Loại hình bán toàn bộ studio cho công ty khác chẳng hạn như Riot Games về tay Tencent xuất hiện khá nhiều.

Loại hình bán toàn bộ studio cho công ty khác chẳng hạn như Riot Games về tay Tencent xuất hiện khá nhiều.

Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp là nhà phát triển hoặc nhà đầu tư chuyên về trò chơi, họ cũng có thể nhắm đến việc đảm bảo nguồn vốn bổ sung để phát triển thông qua việc bán tài sản. Trong những trường hợp như vậy, họ cũng có thể xem xét các đề xuất sáp nhập, mua lại hoặc triển khai các vòng đầu tư mới. Bán toàn bộ công ty luôn là một quyết định khó khăn với mỗi chủ hãng game nào đó. Để sở hữu một công ty game có ý định bán, người mua nên tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý của chuyên gia, cần có sự tự vấn của người giàu kiến ​​thức chuyên môn trong lĩnh vực này.

2. Bán dự án, chuyển team làm game cho chủ mới

Loại hình giao dịch này ít phổ biến hơn so với việc bán bớt dự án và muốn giữ chân nhân viên, vì chủ sở hữu không phải lúc nào cũng sẵn sàng giao đội ngũ được xây dựng từ đầu cho bên kia trong trường hợp vẫn muốn tạo những trò chơi mới.

Theo chuyên gia Yana Vesnina, trong loại giao dịch này, người bán phải chấp nhận mất đi dự án đã đầu tư, trong khi người mua cần chuẩn bị chiến lược tích hợp vào mô hình kinh doanh của riêng. Cả hai quy trình đều có thể là thách thức và hậu quả, có thể không mang lại kết quả mong muốn (không phải lúc nào nhóm sẽ hòa nhập nhanh và hiệu quả với chủ sở hữu mới).

3. Bán dự án game vừa ra mắt

Thông thường, đây là những trò chơi dự án có chất lượng không được đưa như kỳ vọng, đầu tư ít và không tạo doanh thu khả quan để bù cho chi phí sản xuất. Quyết định bán một dự án game có thể là một lựa chọn định hướng kinh doanh để chuyển sang dự án tiếp theo, là lựa chọn của nhiều nhà làm game khi thiếu nguồn lực, chuyên môn để tinh chỉnh trò chơi.

Bán game mới ra mắt một thời gian ngắn cũng là một loại hình chuyển nhượng.

Bán game mới ra mắt một thời gian ngắn cũng là một loại hình chuyển nhượng.

4. Bán dự án game chưa ra mắt

Bà Yana Vesnina cũng cho hay nhiều hãng game tập trung vào thị trường với phân khúc mảng hypercasual sẵn sàng bán các dự án mới vẫn đang được phát triển và thậm chí đã qua thử nghiệm ban đầu thành công.

Ngày nay, các công ty bán một trò chơi đang trong giai đoạn phát triển diễn ra phổ biến. Trước khi đưa ra quyết định, bên mua yêu cầu một số đảm bảo rằng dự án sẽ tiếp tục phát triển hoặc ít nhất là tạo ra doanh thu mong muốn. Team của bên mua có thể tối ưu và điều chỉnh trò chơi theo định hướng chiến lược của mình.

5. Bán dự án game vì cần nguồn tài chính cao

Đôi khi một hãng thực hiện một dự án game đầy tham vọng và đầu tư một lượng thời gian đáng kể vào quá trình phát triển dự án đó. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán với nhà phát hành hỗ trợ ban đầu không thành công hoặc họ không tìm được “người đỡ đầu”. Hãng nhận ra rằng họ chưa sẵn sàng để hoàn thành dự án và tìm kiếm một đối tác có khả năng đầu tư, phát hành game.

Doanh nghiệp bán cần tìm bên mua có uy tín trong lĩnh vực phát hành game và quan trọng có nguồn tài chính đủ lớn để vận hành sản phẩm. Khi tìm được đối tác phù hợp nhà sản xuất sẵn sàng trao đổi sản phẩm phát triển của mình với bên phát hành.

giao dịch ngành game

Theo: Game4v

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *