Trò Chơi Con Mực vẫn đang chứng tỏ sức hút toàn cầu của mình. Và trong khi nhiều ý kiến cho rằng tựa phim này giống với các tựa phim kinh dị Nhật về chủ đề trò chơi sinh tồn thì đâu đó bên kia bán cầu, cũng có một tác phẩm với nhiều điểm tương đồng thú vị.
Tập phim được nhiều fan hâm mộ nhận ra có sự tương đồng với tựa phim Trò chơi con mực chính là “The Wheels on the Bus” trong loạt phim series truyền hình Criminal Minds. Kịch bản của tập này cũng là đưa một nhóm người vào một trò chơi với số tiền đặt cược cao và hậu quả của việc thua game chính là mạng sống của người chơi.
Trò Chơi Con Mực là gì?
Trò Chơi Con Mực (Squid Game) là tên gọi của một trò chơi dân gian tại Hàn Quốc, và nó cũng chính là tên gọi của series ăn khách nhất tại Netflix trong thời điểm hiện tại. Tạo nên cơn sốt toàn cầu, nhiều người thắc mắc không biết trò chơi này là gì.
Thật ra trò chơi này chỉ là tiền đề, là ý tưởng giúp kẻ đứng sau tổ chức ra cuộc đua sinh tử này hình thành nên trò chơi. Bắt đầu chỉ là một trò chơi dân gian dành cho trẻ nhỏ, một bên đóng vai trò phòng thủ, một bên đóng vai trò tấn công, phe tấn công chạm chân vào ô tam giác nhỏ trên đầu hình con mực ống sẽ giành chiến thắng. Còn ai bị đẩy khỏi vạch kẻ thì sẽ thua.
Những trò chơi dân gian đó tưởng chừng như đơn giản thì khi treo thêm món tiền thưởng tỷ đô cùng với những người chơi là những con bạc, những người đang mắc nợ, những món nợ mà có làm tới kiếp sau cũng chưa chắc trả hết thì mọi chuyện sẽ chẳng còn đơn giản.
Thế giới tội phạm Criminal Minds đã từng xuất hiện một trò chơi tương tự
Sau khi ra mắt trên nền tảng Netflix, Squid Game đã gây bão trên toàn thế giới. Nhắc lại các chủ đề từ Snowpiercer và Parasite của nhà làm phim Hàn Quốc như Bong Joon-ho, loạt phim này cũng xem xét mối quan hệ giữa các thành viên khác nhau trong hệ thống giai cấp.
Đây có thể coi là tiền đề cho sự kinh hoàng và sáng tạo của Squid Game, một điều chưa từng có đối với nhiều người, nhưng một tập của bộ phim tội phạm Criminal Minds đã sử dụng một chiến thuật tương tự từ nhiều năm trước.
Trong suốt 15 năm, Criminal Minds đã khiến khán giả giật mình với hàng loạt anh hùng và cả những tên tội phạm nham hiểm. Sau khi chuyển sang phát sóng trên nền tảng phát trực tuyến như Netflix, Criminal Minds càng tiếp tục có thêm người hâm mộ mới mặc dù không còn được phát sóng.
Loạt phim được tạo ra bởi đạo diễn Jeff Davis, người đã trở thành liên kết với các dự án ăn khách khác như Teen Wolf chẳng hạn. Với series này, chúng ta lại được nhìn thấy một tội phạm khác nhau, mỗi tập của Criminal Minds tập trung vào một loại tội phạm cụ thể. Tiền đề cho “The Wheels on the Bus” (phần tám, tập tám) đã sử dụng một câu chuyện mà người hâm mộ của Squid Game có thể cảm thấy có chút gì đó quen thuộc.
The Wheels on the Bus
Tập phim này của phần tám series Criminal Minds lấy bối cảnh gần sân sau của BAU ở Washington DC. Đội ngũ phân tích hành vi được đến để điều tra một chiếc xe buýt chở đầy thanh thiếu niên bỗng nhiên biến mất. Sau khi cố gắng liên hệ với tài xế xe buýt, người giám sát chuyến đi, hay toàn bộ nhóm thiếu niên đầu không thành công, nhóm đã bắt đầu nghiên cứu về những khả năng có thể xảy ra dẫn đến việc chiếc xe buýt này bị bắt.
Ngay sau đó, họ nhận ra rằng họ không phải đối phó với một kẻ tình nghi bình thường mà với một kẻ có động cơ cực kỳ nguy hiểm. Rossi bắt đầu nhận ra rằng một số tình tiết của vụ án nghe có vẻ quen thuộc một cách kỳ lạ, tạo nên mối liên hệ phù hợp giữa các tình tiết của vụ án và một trò chơi điện tử có tên là Gods of Combat. Và thế là chúng ta đã tìm thấy một chi tiết trùng hợp giữa tập phim này và Trò Chơi Con Mực, một trò chơi xuất hiện.
Điều khiến cho Criminal Minds và Trò Chơi Con Mực khác nhau đương nhiên chính chủ thể hướng tới. Nếu như ở Squid Game, người ta tập trung theo dõi cách mà người chơi triệt tiêu nhau để giành chiến thắng thì ở The Wheels on the Bus, mọi việc chồng chéo, từ nỗ lực tìm kiếm người mất tích cho đến diễn biến khi những người mất tích tỉnh dậy và phát hiện bản thân bị nhốt trong một chiếc lồng với vòng cổ chống sốc được buộc quanh cổ.
Kẻ bắt cóc sử dụng những người này để tạo ra một phiên bản thực của trò chơi Gods of Combat. Những kẻ bắt cóc đang cố dùng người thật để chơi game ảo, chúng sử dụng tai nghe để hướng dẫn họ làm theo mệnh lệnh, dùng vòng cổ để khiến họ thực hiện các hành động và hành vi của nhân vật giống như một trò chơi điện tử. Căng thẳng tiếp tục leo thang khi những người chơi buộc phải cố gắng bắn nhau để giành chiến thắng.
Đặt mọi người vào một kịch bản là một trò chơi, nơi cuối cùng họ phải chiến đấu cho cuộc sống của mình là một khái niệm đã được sử dụng thường xuyên tại Hollywood chứ không phải chỉ tới Trò Chơi Con Mực thì chúng ta mới biết tới khái niệm này.
Ví dụ như Hunger Games buộc những người tham gia được chọn ngẫu nhiên tham gia vào Hunger Games để xác định người chiến thắng. SharingFunVN nhận ra rằng điểm chung của các tựa đề này chính là đánh vào sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo, ý thức về mặt đạo đức và sự đồng cảm.
Trò Chơi Con Mực, hay The Wheels on the Bus, hay The Hunger Games cũng đều đưa ra những tình huống khó xử “khi bị đặt trong hoàn cảnh sống chết, đạo đức của một người đóng vai trò như thế nào đối với những quyết định khó khăn phải đưa ra?”.
Theo Truyenvn