Vải kaki là gì ? Ưu nhược điểm của các loại vải kaki bông

Trước kia, vải kaki bông xuất hiện như một “vị cứu tinh” cho quân đội Anh nói riêng để xua tan đi sự oi bức, khó chịu trên chiến trường. Và đến ngày nay, loại vải này lại có mặt với tần số khá nhiều trên thị trường vải vóc.

Với những thông tin dưới đây đảm bảo rằng khi bạn đi mua vải kaki ở Tp.HCM hay bất cứ nơi nào trên cả nước không một ai có thể lừa được bạn.
Rất hữu ích nên đừng ngại bỏ ra mấy phút ngắn ngủi để tìm hiểu nhé.

Vải Kaki bông là gì ?

Vải Kaki là một chất liệu vải được làm từ 100% Cotton. Chính vì vậy, điểm nổi bật ở loại vải này chính là cảm giác thoáng khí và mát mẻ. Song, để tăng thêm những đặc tính cho vải, người ta thường kết hợp thêm một số chất liệu tổng hợp khác. Qua đó, cũng khắc phục được những nhược điểm của vải Cotton.

Vải kaki đầu tiên được xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX ở Ấn Độ dưới bàn tay của Harry Burnett Lumsden – người phụ trách may đồng phục quân đội Anh lúc bấy giờ. Khi ấy, len chính là thành phần chủ đạo trong trang phục quân đội của Anh, nên cảm giác nóng bức và khó chịu là điều không thể tránh khỏi, nhất là với thời tiết Ấn Độ thời kỳ đó. Chính vì vậy, nhu cầu về một loại vải mỏng hơn, nhẹ hơn, thoáng mát hơn đã thúc đẩy vải kaki ra đời.

Qua thời gian, vải kaki càng trở nên phổ biến hơn. Và rồi đến hiện nay, kaki trở thành một loại vải được sử dụng vô cùng rộng rãi, ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, phù hợp với mọi ngành nghề, lứa tuổi. Chính vì vậy, loại vải này dễ dàng chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng.

Vải kaki được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang bởi đặc tính thoáng khí và mát mẻ tuyệt vời. Các sản phẩm có thể kể đến như: áo khoác, quần dài, quần sooc, đồng phục công sở, balo, đồ lao động,…

=>> Có thể bạn quan tâm: Bảng màu vải kaki và các loại bảng màu vải quan trọng khác.

vải kaki bông
vải kaki bông

Quy trình sản xuất vải Kaki thun

Nhìn chung, quá trình sản xuất kaki cũng gồm 4 bước cơ bản, Nó cũng khá giống với quy trình sản xuất lụa tơ tằm tại Việt Nam

Bước 1: Thu hoạch bông

Sau khi hái những quả bông về, người ta sẽ chọn lựa, phân loại và sơ chế kỹ càng, sau đó đóng thành những kiện bông rồi đưa vào giai đoạn tiếp theo.

Bước 2: Kéo sợi

Bông sau khi sơ chế xong sẽ được đánh rối, tiệt trùng và tạo thành những tấm phẳng đều. Các sợi bông sẽ được kéo để tăng độ dài, độ mảnh và độ bền. Sau khi thành sợi hoàn chỉnh, sợi sẽ tiếp tục trải qua công đoạn hồ sợi dọc. Hiểu nôm na thì công đoạn này sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính và một số chất khác để bọc quanh sợi vải nhằm tăng độ bền và độ bóng.

Bước 3: Dệt vải

Phương pháp dệt chủ yếu là kết hợp sợi dọc và sợi ngang. Sau đó, vải sẽ được nấu ở áp suất và nhiệt độ cao trong một dung dịch hóa học để loại bỏ một số tạp chất còn sót lại. Sau đó, vải sẽ được đưa đi làm bóng để giúp các sợi Cotton nở hơn. Cuối cùng, sẽ được đem tẩy trắng nhằm đảm bảo cho quá trình nhuộm màu.

Bước 4: Nhuộm màu

Do những ảnh hưởng từ những công đoạn bên trên nên vải kaki bây giờ khá dễ nhuộm. Sau mỗi lần nhuộm, vải sẽ  được giặt  để tách các tạp chất còn sót lại. Và rồi, chúng sẽ được sử dụng thêm một số hóa chất như: chất làm mềm, chống nhăn,… Vải kaki thành phẩm sẽ được đem đi tiêu thụ ngay hoặc trải qua quá trình thiết kế để sản xuất nên những sản phẩm khác nhau.

Vải kaki làm từ sợi bông tự nhiên
Vải kaki làm từ sợi bông tự nhiên

Các loại vải kaki

Để đa dạng hóa nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã tạo nên khá nhiều những loại vải kaki khác nhau như kaki thun, Kaki tổng hợp, Vải kaki lụa… Dưới đây Áo Thun Đồng Phục Trần Thịnh sẽ giới thiệu 5 loại vải kaki tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Vải Kaki thun

Về cơ bản, kaki thun khá dày, song vẫn mang lại cảm giác thoáng mát, dễ chịu bởi có nguyên liệu chính từ bông. Ngoài ra, vải còn được pha thêm thun khiến khả năng co giãn tốt hơn, thích hợp với những quần áo lao động hay đồng phục công sở dành cho phái nữ.

Quần kaki thun
Quần kaki thun

Vải Kaki không thun

Ngược với kaki thun, kaki không thun lại có cấu trúc bền chắc và không co giãn. Loại vải này thích hợp để may các trang phục cho nam, đề cao sự lịch sự, gọn gàng, đặc biệt là những mẫu quần tây

Vải Kaki không thun
Vải Kaki không thun

Kaki Polyester

Là loại vải có nguồn gốc từ sợi tổng hợp, có thể chống cháy và không co giãn khi giặt. Song, vải có độ hút ẩm kém. Chúng thường được dùng để may tạp dề, balo, mũ nón, áo khoác, bạt lều,…

Vải Kaki Polyester
Vải Kaki Polyester

Kaki Cotton

Hai chữ “cotton” cũng đã thể hiện lên phần nào thành phần và tính chất của loại vải này. Ưu điểm nổi bật của chúng là thoáng mát, dễ chịu, có độ bám sát nhất định, tôn lên được vóc dáng người phụ nữ. Chính vậy, kaki Cotton thường được các chị em săn đón để may những chiếc váy bó,đồng phục dành cho ngân hàng,…

Vải Kaki Cotton
Vải Kaki Cotton

Ưu – nhược điểm vải kaki

Ưu điểm

  • Bền chắc, ít nhăn và không xù lông:  Đặc tính này không có gì là khó hiểu khi vải kaki được đánh giá là một trong những loại vải bền nhất trên thị trường hiện nay. Nhờ vào cấu trúc vô cùng chắc chắn, bạn sẽ không còn lo lắng vải nhăn nheo, xù lông nữa.
  • Thoáng mát, dễ chịu: Điều này có được nhờ vào khả năng thoáng khí và thấm hút tuyệt vời của vải kaki. Bên cạnh đó, đa số vải kaki cũng không gây bó sát, tạo nên cảm giác dễ chịu cho người mặc
  • Thân thiện với môi trường: Do có nguyên liệu nền tảng từ thiên nhiên nên vải kaki có khả năng phân hủy khi không sử dụng.
  • Dễ nhuộm màu: Như đã nói ở trên, trong quá trình sản xuất vải, người ta thường thêm một số chất hóa học để giúp cho quá trình nhuộm màu trở nên dễ dàng hơn. Nhờ vậy, màu sắc và mẫu mã của kaki rất đa dạng, hợp thị yếu nhiều người tiêu dùng. Ngoài ra, độ bền màu của vải cũng là một ưu điểm lớn.
Ưu điểm vải kaki
Ưu điểm vải kaki

Nhược điểm:

  • Không phù hợp với những thiết kế cầu kỳ: Do hầu hết các loại vải kaki khá cứng, có độ co giãn kém nên chúng không phù hợp cho những thiết kế đòi hỏi sự chi tiết, cầu kỳ cao. Chính vì vậy, dù có màu sắc đa dạng song loại vải này vẫn chỉ được dùng cho những trang phục đơn điệu.
  • Giá vải Kaki đắt: Điều làm nên giá thành đắt đó chính là Cotton. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo, bởi các nhà sản xuất vẫn thường thêm một số chất liệu vải khác để hạ bớt giá thành sản phẩm.
Nhược điểm vải kaki
Nhược điểm vải kaki

Một vài lưu ý về thành phần đặc điểm vải kaki

Cách nhận biết vải kaki

  • Với 2 dạng chính: các bạn có thể dễ dàng nhận biết dựa vào độ dày của vải: Vải mềm hơn là kaki thun; vải dày hơn là kaki không thun.
  • Với 2 dạng phụ: các bạn có thể phân biệt bằng cách đốt cháy: Mẫu vải cháy nhanh với ngọn lửa vàng và tàn vải hóa tro là Kaki Cotton; mẫu vải không bén lửa, có mùi thơm nhẹ nhàng và tải vải vón cục là Kaki Polyester.
Cách nhận biết vải kaki
Cách nhận biết vải kaki

Cách vệ sinh – bảo quản vải kaki bông

  • Hạn chế giặt vải bằng máy để tránh làm hỏng cấu trúc vải.
  • Trước khi giặt, nên lộn sản phẩm sang mặt trái để đảm bảo chất lượng vải và hạn chế vải bay màu.
  • Sử dụng chất tẩy rửa có độ PH thấp, ít bọt để tránh làm vải loang lổ, mất thẩm mỹ.
  • Nên phơi vải ở nơi thoáng mát, có gió tự nhiên, tránh ánh nắng gắt mặt trời.
  • Bảo quản vải ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Cách bảo quản quần áo vải kaki
Cách bảo quản quần áo vải kaki

Trên đây là các thông tin mà bạn cần biết về vải kaki. Hy vọng rằng, qua những chia sẻ của mình, các bạn sẽ có cái nhìn rõ nét nhất về loại vải “thần thánh”, cũng như hiểu được tiêu đề ngày hôm nay !

Một số câu hỏi thường gặp

1. Vải kaki là gì ?

=>> Là một chất liệu vải được làm từ sợi tự nhiên hoặc sợi nhân tạo.

2. Quy trình sản xuất vải kaki như thế nào ?

=>> Thu hoạch bông – Kéo sợi – Dệt vải – Nhuộm màu

3. Các loại vải kaki ?

=>> Kaiki thun – Kaki không thun – Kaki Polyester – Kaki cotton

4. Ưu điểm vải kaki là gì ?

=>> Bền đẹp, thoáng mát dễ chịu, thân thiện với môi trường và dễ nhuộm màu.

5. Nhược điểm vải kaki

=>> Không phù hợp với các thiết kế cầu kỳ, chi tiết, giá vải đắt

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.