Văn hóa Nhật Bản và 7 sự thật bất ngờ ít người biết

Đánh giá post

Thế nhưng đất nước này vẫn còn ẩn chứa nhiều bí ẩn thú vị. Và đây là những sự thật có thể bạn chưa từng biết tới trong văn hóa Nhật Bản.

Geisha đầu tiên là đàn ông

Nhắc đến Geisha người ta nghĩ ngay đến những cô gái xinh đẹp trong những bộ kimono sặc sỡ. Nhưng ít ai biết, Geisha đầu tiên ở Nhật Bản lại là đàn ông.

Geisha đầu tiên ở Nhật Bản là nam giới. Ảnh: Pixabay
Geisha đầu tiên ở Nhật Bản là nam giới. Ảnh: Pixabay

Geisha vốn có ý nghĩa là “người của nghệ thuật”. Từ thời xa xưa, Geisha làm công việc phục vụ giải trí cho triều đình bằng các buổi biểu diễn nghệ thuật theo nhiều trường phái khác nhau. Các Geisha nữ xuất hiện vào cuối thế kỷ 18 và ban đầu được gọi là Onna Geisha (nữ nghệ sĩ). Sau đó Onna Geisha ngày càng trở nên phổ biến và nhanh chóng áp đảo các Geisha nam.

Phụ nữ Nhật thích nhuộm răng đen như người Việt Nam xưa

Trong nhiều thế kỷ, nhuộm răng đen hay còn gọi là ohaguro, là một phương pháp làm đẹp khá phổ biến đối với phụ nữ Nhật Bản, đặc biệt là phụ nữ đã kết hôn và geishas. Những hàm răng đen nhánh được cho là vô cùng quyến rũ và hấp dẫn. Bên cạnh đó, nó cũng được cho là giúp bảo vệ răng khỏi sâu và các vấn đề răng miệng khác.

Nhuộm răng đen được phụ nữ Nhật Bản xưa ưa chuộng. Ảnh: PopJapan
Nhuộm răng đen được phụ nữ Nhật Bản xưa ưa chuộng. Ảnh: PopJapan

Phụ nữ Nhật áp dụng khá nhiều phương pháp để duy trì hàm răng đen tuyền, ví dụ như trộn kem đánh răng với mực. Tuy nhiên, tục lệ này đã bị cấm bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, trong nỗ lực hiện đại hóa đất nước Nhật Bản.

Giáng sinh được xem như ngày lễ tình nhân

Ở Nhật Bản, chỉ khoảng 2% dân số theo đạo Thiên chúa. Vì vậy Giáng sinh ở đây không chỉ là một ngày lễ tôn giáo, mà nó được xem như một điều gì đó hết sức mới lạ.

Đôi tình nhân Nhật Bản hẹn hò trong ánh đèn lung linh đêm Giáng sinh. Ảnh: Japan Rail Pass
Đôi tình nhân Nhật Bản hẹn hò trong ánh đèn lung linh đêm Giáng sinh. Ảnh: Japan Rail Pass

Giáng sinh ở Nhật Bản thường rất nhộn nhịp vào tối ngày 24. Khắp nơi trang hoàng cây thông Noel rực rỡ, những màn trình diễn ánh sáng công phu. Không chỉ vậy, đêm Giáng sinh còn được xem là đêm hẹn hò, tương tự như Ngày lễ tình nhân. Các cặp đôi hẹn nhau ăn bữa tối sang trọng và trao nhau những món quà lãng mạn.

Bóng chày phổ biến hơn cả Sumo

Nhắc đến thể thao Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến Sumo – một môn võ truyền thống không dành cho những người gầy. Nhưng ít ai biết, bóng chày mới thực sự là môn thể thao được xem và chơi nhiều nhất ở đất nước này.

Hình ảnh tại Giải vô địch bóng chày trung học quốc gia Nhật Bản. Ảnh: Nippon
Hình ảnh tại Giải vô địch bóng chày trung học quốc gia Nhật Bản. Ảnh: Nippon

Bóng chày du nhập vào Nhật Bản vào đầu thời đại Meiji (1868-1912), thời kỳ mà việc áp dụng các phong tục và tập quán từ phương Tây rất thịnh hành. Tại Nhật có hai giải đấu bóng chày chuyên nghiệp, cũng như vô số các giải đấu trung học và đại học trên khắp đất nước. Ngôi sao được tất cả các tầng lớp yêu thích nhất ở xứ Phù Tang cũng không phải ca sĩ hay diễn viên mà là huyền thoại bóng chày Nhật Bản Suzuki Ichiro, thần tượng quốc dân của xứ sở hoa anh đào.

Thịt ngựa rất được ưa chuộng

Đây là điều rất ít người nghĩ tới, người dân Nhật Bản rất thích ăn thịt ngựa và thịt ngựa cũng rất phổ biến ở đất nước này. Thậm chí nó còn được gọi theo tên quốc hoa là sakura niku (thịt hoa anh đào) vì có màu hồng nhạt như hoa anh đào.

Món basahi thượng hạng được phục vụ trong các nhà hàng. Ảnh: Goin' Japanesque
Món basahi thượng hạng được phục vụ trong các nhà hàng. Ảnh: Goin’ Japanesque

Thịt ngựa đã được tiêu thụ ở Nhật Bản từ cuối thế kỷ 16. Cho đến năm 1960, khi vai trò của ngựa trong nông nghiệp và vận tải giảm dần, món thịt này đã trở nên khá phổ biến trong những căn bếp của người Nhật. Thịt ngựa sống, được gọi là basahi, thường được phục vụ trong các nhà hàng. Nó thường được ăn với gừng nạo và shoyu ngọt.

Quà lưu niệm không phải chỉ để “lưu niệm”

Thuật ngữ “Omiyage” trong tiếng Nhật thường được dịch là “quà lưu niệm” trong tiếng Anh. Tuy nhiên, ở Nhật Bản omiyage có ý nghĩa nhiều hơn thế. Nếu ở phương Tây, quà lưu niệm đơn thuần là một hành động thân thiện, thì ở Nhật Bản việc tặng omiyage sau mỗi chuyến đi được cả người tặng và người được tặng mong đợi hơn tất cả.

Omiyage có ý nghĩa được biệt với người dân Nhật Bản. Ảnh: GaijinPot Blog
Omiyage có ý nghĩa được biệt với người dân Nhật Bản. Ảnh: GaijinPot Blog

Người Nhật mua omiyage cho bạn bè, gia đình và đồng nghiệp sau mỗi chuyến đi. Omiyage thường là những món ăn đặc sản vùng miền, được đóng gói cẩn thận trong những chiếc hộp sặc sỡ đẹp mắt.

Khuyến khích húp đồ ăn xì xụp

Dù là một đất nước rất coi trọng lễ nghi và vô vàn quy tắc trong văn hóa ứng xử nhưng việc húp mì hoặc súp trong khi ăn lại là điều được khuyến khích ở Nhật Bản. Điều này khiến khá nhiều du khách nước ngoài, đặc biệt là khách phương Tây cảm thấy ngạc nhiên.

Húp đồ ăn xì xụp được khen ngợi tại Nhật Bản. Ảnh: Food Hacks
Húp đồ ăn xì xụp được khen ngợi tại Nhật Bản. Ảnh: Food Hacks

Người Nhật coi việc húp xì xụp khi ăn là dấu hiệu cho thấy món ăn ngon và đó là lời khen ngợi tốt nhất dành cho người nấu. Điều này cũng giúp bạn ăn nhanh hơn và thưởng thức được trọn vẹn hương vị khi món ăn còn nóng.

Theo OtakuGO

Facebook