Hiện nay, trong cộng đồng hâm mộ Anime và Manga Việt Nam có khá nhiều người bị gắn mac là wibu. Vậy wibu là gì và bạn có thực sự hiểu về nó khi sử dụng hay không. Cùng Chuuni Otaku mang đến định nghĩa Weeaboo (wibu) là gì? Liệu có sự khác biệt nào giữa weeaboo và otaku?.
1. Khái niệm về Weeaboo (wibu) là gì?
Wibu là cách đọc theo phiên âm của Weeaboo, có nguồn gốc từ phương tây, dùng để chỉ những người không phải quốc tịch Nhật nhưng lại lậm các văn hóa Nhật Bản thông qua manga, anime, light novel.
Weeaboo hay Wibu là một thuật ngữ mà chỉ những người xem anime tại Việt Nam sử dụng. Đây là từ dùng để lăng mạ những người tự nhận mình là otaku nhưng lại thiếu sự hiểu biết về anime cũng như văn hóa của người Nhật thông qua những bộ anime đó. Thậm chí, cả khái niệm otaku là gì họ cũng không thật sự hiểu rõ. Thông qua người khác, họ chỉ biết đến cách gọi những người thường xem anime là otaku nhưng hầu như không tìm hiểu thêm. Các đối tượng này thường là những người chỉ mới xem các chương trình hoạt hình trên các đài truyền hình và cảm thấy thích thú nên muốn tìm hiểu thêm, thường ở độ tuổi của học sinh tiểu học.
Tìm hiểu thêm về các thuật ngữ khác trong thế giới Anime/Manga:
2. Otaku đối với Weeaboo (wibu) có ý nghĩa như thế nào?
Đối với họ, otaku như một danh hiệu cao quý chỉ dành cho những người xem anime lão làng, có số lượng anime đã xem tối thiểu hàng trăm bộ cũng như kiến thức sâu rộng về anime. Những người này cho rằng, chỉ cần xem nhiều anime là sẽ trở thành otaku. Có nhiều người còn tự đặt ra mốc số lượng anime cần xem để trở thành otaku. Chỉ cần xem thật nhiều, càng nhiều càng tốt, và có một chú hứng thú với thể loại hoạt hình là mình sẽ trở thành otaku, đó là những suy nghĩ khiến họ bị những người người khác gọi với cái mác wibu chứ không phải là otaku.
Họ không biết rằng, là otaku thì phải có niềm đam mê cháy bỏng, niềm đam mê đủ lớn để có thể gắn bó lâu dài với thứ mình thích, ít nhất là đối với anime. Nhưng làm sao để họ có được thứ danh hiệu mà mình muốn khi mà bản thân họ chỉ xem anime một cách hời hợt và qua loa mà không hề có lấy một sự cảm nhận nào trong đó.
3. Có sự khác biệt nào giữa wibu và những người tự nhận là fan anime
Kể từ lúc khái niệm wibu xuất hiện thì đó cũng là lúc mà khái niệm fan anime ra đời. Đây là kiểu người đã xem kha khá bộ anime, có tìm hiểu kỹ về khái niệm otaku và có một vốn kiến thức nhất định về anime. Tuy nhiên, khái niệm fan anime tồn tại chỉ để tự tôn vinh bản thân những người tự nhận mình là fan anime lên thượng đẳng, đồng thời hạ thấp otaku và những người tự nhận là otaku – hay chúng ta còn gọi là wibu – là những kẻ hạ đẳng. Đa số những người này thường xem anime kiểu tư liệu, luôn tua nhanh để xem. Họ không hề cảm nhận được những cái hay, cái dở trong anime, cũng như những điều mà nhà sản xuất muốn truyền tải với chúng ta. Hầu hết những người này đều là kiểu xem anime chỉ để nhặt sạn, bới lông tìm vết, soi xét những lỗi vô cùng bé chỉ để chê dở những bộ anime mà số đông yêu thích. Họ luôn cố gắng đi ngược với đám đông chỉ để thể hiện rằng, mình là một fan anime chân chính, có tầm hiểu biết sâu rộng chứ không như những kẻ tự nhận là otaku mà chỉ hùa theo đám đông. Họ tự cho rằng, những lỗi nhỏ nhặt đó chính là bằng chứng cho chính kiến khách quan của mình, nhưng họ không hề biết rằng, không có gì là tuyệt đối cả. Đa số những người này thường có khả năng cảm nhận anime khá tệ hại, đồng thời một phần trong số những người đó thường có xu hướng chọc phá những người xem anime khác bằng những trò bait của mình.
4. Liệu có tồn tại thứ được cho là fan anime
Hoàn toàn không hề có thứ gì gọi là fan anime cả, chữ fan mà các bạn dùng đã nằm trong bao hàm của định nghĩa otaku rồi. Một khi đặt chân vào thế giới anime thì cũng có nghĩa rằng, bạn cũng đã có một niềm yêu thích dành cho nó. Nếu không có sự yêu thích danh cho anime thì hiển nhiên rằng, bạn sẽ không bao giờ tìm hiểu những khái niệm về anime hay otaku. Một người bình thường sẽ nói rằng “tôi đã từng xem bộ này” hay “tôi thích bộ này” và sẽ không nói gì thêm hay tò mò sâu hơn. Tuy nhiên, với một người đã xem nhiều anime, đã tìm hiểu kỹ nhiều thứ về anime, và có một kiến thức nhất định về anime, liệu bạn có thể phủ nhận rằng mình không phải otaku!? Đó là chưa kể đến việc bạn thường bị cuốn theo những dòng tranh cãi của những người xem anime khác.
Có một số người tự nhận là fan anime cho rằng… nếu là otaku thì phải phải sở hữu bộ sưu tập figure anime, hay phải có những tấm áp phích treo trong phòng… nếu không làm được những điều đó thì không thể tự nhận là otaku. Tuy nhiên, otaku đều có cách thể hiện niềm đam mê của riêng mình, tùy vào điều kiện và hoàn cảnh sẽ có những cách thể hiện khác nhau. Nếu tự nhận mình chỉ là fan anime, chắc chắn một điều rằng, bạn vẫn chưa thật sự hiểu rõ được otaku là gì. Nếu khái niệm fan anime không tồn tại, vậy bạn sẽ là wibu hay otaku!? Có những người nói rằng, bản thân không muốn trở thành otaku nên không xem anime nữa, mà chuyển qua đọc light novel hoặc dịch thuật manga và light novel, vậy những người này gọi là gì!?
5. Có sự khác biệt nào giữa weeaboo và otaku?
Về cơ bản, cả weeaboo và otaku đều có niềm đam mê dành riêng cho anime nói riêng cũng như văn hóa nhật nói chung. Tuy nhiên, sự đam mê và niềm yêu thích của weeaboo hoàn toàn bị giới hạn, họ chỉ dừng ở mức văn hóa Nhật Bản. Nếu bạn thật sự hiểu otaku là gì, chắc hẳn bạn sẽ biết rằng, sự đam mê và yêu thích của otaku hoàn toàn không có giới hạn, khi đã trở nên cuồng một thứ gì đó, người đó chắc chắn đã trở một otaku.
Mong rằng qua bài viết giải nghĩa Wibu là gì? có thể mang đến định nghĩa đúng nhất về thuật ngữ này cũng như giúp bạn đọc hiểu hơn về cộng đồng hâm mộ Anime và Manga.