Không ít người tỏ ra bất ngờ khi thấy những lựa chọn cho tương lai của nhà vô địch TI – Ana Phạm có cả bộ môn “kình địch” của DOTA 2 – LMHT.
Liên Minh Huyền Thoại đang ngày càng trở thành 1 tựa game phổ biến hơn, dù rằng bộ môn Esports thuộc thể loại MOBA này đã tồn tại hơn 12 năm. Những giải đấu LMHT vẫn thu hút hàng triệu lượt xem toàn thế giới, những khu vực vừa và nhỏ cũng dần có những đội tuyển tham dự MSI và CKTG… Bấy nhiêu thôi cũng đủ để chứng tỏ sức sống và sức lan tỏa mạnh mẽ của tựa game thuộc NPH Riot.
Và trong số các game thủ của LMHT, cũng có không ít những người từ bên DOTA 2 – bộ môn MOBA được coi là “đại kình địch” của tựa game nhà Riot, chuyển sang trải nghiệm. Và ngược lại, cũng có những người chơi cả 2 tựa game này cùng lúc. Những cuộc tranh cãi giữa cộng đồng 2 bên cũng liên tục xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của 2 tựa game này. Thậm chí, 2 giải đấu The International và Chung kết thế giới cũng tổ chức rất sát nhau nhưng mỗi bên đều phải “né” bên kia để tránh bị ảnh hưởng.
Và trong số các game thủ, tuyển thủ DOTA 2 chuyên nghiệp, có lẽ cái tên Ana Phạm không còn quá xa lạ nữa. Anh là 1 trong những thành viên của đội tuyển DOTA 2 huyền thoại OG – tập thể đầu tiên và duy nhất cho đến tận thời điểm hiện tại bảo vệ được chức vô địch TI. Ngoài ra, Ana Phạm còn có phong cách rất độc đáo: mỗi khi vô địch xong, anh đều rời khỏi hẳn làng DOTA 2 chuyên nghiệp để đầu tư vào các hướng đi khác.
Và mới đây, dù không vô địch TI 2021, nhưng Ana cũng đang tìm 1 hướng đi mới trong thời gian tới. Anh chàng đã tạo 1 cuộc bầu chọn trên trang cá nhân và bất ngờ hơn cả, chính là có sự góp mặt của LMHT trong số các lựa chọn của Ana.
Và chính điều này đã tạo nên sự tranh cãi không nhỏ trong bài đăng của Ana. Không ít người tin rằng Ana nếu chơi LMHT cũng sẽ trở thành một tuyển thủ vĩ đại như cách anh đã thực hiện với DOTA 2. Ngoài ra, kể cả các BLV danh tiếng của DOTA 2 cũng lên tiếng “cà khịa” tựa game của nhà Riot.
Tuy nhiên, dù rằng Ana vẫn còn khá trẻ (anh sinh năm 1999) nhưng đối với LMHT, tựa game này có thể nói là có những điểm khác biệt so với DOTA 2 và có thể ảnh hưởng đến chính Ana. Ở DOTA 2, có 1 sự thật rằng các tướng đều có thể sử dụng được ở gần như tất cả meta. Dù rằng có những bản buff hoặc nerf, nhưng gần như không có vị tướng nào của DOTA 2 bị “vứt xó” vì không hợp meta. Nhưng ở LMHT thì có.
Ngoài ra, LMHT là tựa game rất ưa chuộng sự teamwork và tính kỷ luật, chiến thuật. 1 AD farm nhiều, farm vượt thời gian cũng chưa chắc có thể “gánh team”. Và đôi khi, chỉ một sai lầm nhỏ duy nhất trong suốt cả trận, cũng đủ biến 1 đội từ đang thắng trở thành kẻ thua cuộc.
Dĩ nhiên, nếu Ana Phạm thực sự muốn try hard, thì LMHT luôn rộng cửa. Chỉ có điều, anh sẽ rất khó khăn để có thể đạt được những vinh quang như đã từng đối với DOTA 2. Bởi lẽ, ngay trong LMHT, 1 tuyển thủ rank cực kỳ cao cũng sẽ chẳng có ý nghĩa gì, nếu anh này không phối hợp được với các đồng đội khi thi đấu.
Xem thêm: Mắc lỗi cá nhân vào các giai đoạn quan trọng, WBG ‘dâng’ chiến thắng cho RNG đầy tiếc nuối
Theo: Game4v