Mới đây, đề xuất hạn chế nội dung mô tả trẻ em gợi dục trong manga của chính quyền Nhật Bản đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ công chúng.
Những bộ truyện tranh khiêu dâm vẽ các cô gái trẻ với một số bộ phận cơ thể quá khổ đang thực hiện hành vi tình dục. Song, nét mặt của họ lại giống trẻ con.
Ngày càng nhiều quốc gia cấm loại truyện này, coi chúng là hành vi lạm dụng trẻ vị thành niên, ngay cả khi nội dung chỉ hư cấu, theo VICE.
Tuy nhiên, tại Nhật Bản, nơi có ngành công nghiệp manga phát triển mạnh, bao gồm cả thể loại khiêu dâm, những lời kêu gọi cấm kiểu truyện tranh này lại vấp phải sự phản đối gay gắt.
“Chúng tôi phản đối những chính sách vi phạm quyền tự do ngôn luận”, Taisei Sugiyama – nhà quay phim người Nhật nằm trong số những người phản đối, nói.
Sugiyama không phải người hâm mộ manga, nhưng lại bảo vệ quyền của những tác giả tạo ra chúng. Anh thậm chí so sánh nhóm yêu thích truyện tranh khiêu dâm với những nhóm thiểu số bị đàn áp ở xứ hoa anh đào, chẳng hạn cộng đồng LGBT.
Nhà quay phim cũng đổ lỗi cho “sự trỗi dậy của nữ quyền” đã dẫn đến áp lực cấm manga gia tăng tại nước này.
Gần đây, một đảng phái ở Nhật Bản đề xuất thêm các hạn chế đối với những nội dung lạm dụng trẻ em. Điều này gây ra phản ứng dữ dội.
Trước đó, năm 2014, Nhật Bản cấm tàng trữ nội dung lạm dụng trẻ em. Đây là quốc gia cuối cùng trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện.
Chủ đề này trở thành xu hướng trên Twitter Nhật Bản suốt nhiều ngày trong tháng 11, với các hashtag như “kiểm soát ngôn luận” và “khiêu dâm trẻ em không có thật”.
Những người dùng giận dữ yêu cầu đảng này đưa ra lời giải thích, đồng thời cáo buộc chính đảng “phản bội nghiêm trọng” giá trị cốt lõi của họ – quyền tự do ngôn luận. Một số khác nói thêm rằng đề xuất hạn chế “xúc phạm các nhà sáng tạo nội dung”.
“Chính phủ quy định rằng nội dung khiêu dâm sử dụng người mẫu trẻ em là bất hợp pháp. Nhưng manga và anime toàn nhân vật hư cấu, nên chúng hợp pháp”, Akiyo Oonuma – một nhà sản xuất trò chơi điện tử kiêm nhà văn, nói.
“Không giống như ở Mỹ, nơi anime và manga được tiếp thị theo kiểu hướng đến đối tượng độc giả là thanh thiếu niên, truyền thông tại Nhật Bản mang tính tự do thể hiện hơn, cả về tình dục và bạo lực”, ông nói với VICE.
“Bởi vậy, đặt tất cả thể loại dưới cùng một thuật ngữ ‘manga’ rồi áp dụng lệnh cấm có thể sẽ làm hỏng sự đa dạng nghệ thuật”, giáo sư cho biết.
Đối với nhà quay phim Sugiyama, chính sách mới được đưa ra chỉ vài tuần trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử ở Nhật Bản có liên quan trực tiếp đến “sự trỗi dậy của nữ quyền”.
Phía cảnh sát, người ủng hộ lệnh cấm, cho biết số vụ án hình sự liên quan đến việc sản xuất và lưu hành hình ảnh lạm dụng trẻ em đã tăng gấp 10 lần kể từ năm 2000. Thực trạng này có khả năng được tạo điều kiện nhờ sự phát triển của Internet.
Một trong những ví dụ khét tiếng nhất là Tsutomu Miyazaki, hay được biết đến với cái tên Otaku Killer bởi rất hâm mộ anime. Hắn đã cưỡng hiếp và sát hại 4 cô gái trẻ trong vòng một năm.
Theo Kouya Takara, một trợ lý giáo sư nghiên cứu truyền thông, một số người đã bắt đầu sử dụng công nghệ deepfake để lách luật chống hình ảnh lạm dụng trẻ em.
“Chúng kết hợp khuôn mặt của trẻ em với cơ thể người lớn, gây khó khăn trong việc xác định đó là người lớn hay trẻ em – tức những quy định về khiêu dâm trẻ em không thể áp dụng ở trường hợp này”, ông nói với VICE.
Luật hiện hành chỉ quy định rằng mô tả trẻ em thật trong bối cảnh tình dục là bất hợp pháp, tức lộ bộ phận sinh dục hoặc những phần khác của cơ thể có thể nhận dạng được của trẻ nhỏ. Logic này đã mở ra thị trường hình ảnh lạm dụng trẻ em do trí tuệ nhân tạo sản xuất.
Những hoạt động vượt khỏi khuôn khổ luật pháp như vậy chính là những gì bà Kawajiri lo lắng khi luật liên quan đến mô tả trẻ em trong manga và anime không thay đổi.
“Những đứa trẻ đang bị hiến tế ngay lúc này. Cuộc thảo luận không thể chỉ giới hạn ở việc manga và anime bị ảnh hưởng thế nào bởi lệnh cấm. Chúng ta phải nghĩ xa hơn nữa”, bà khẳng định.
Khang Dora – Tổng hợp
Theo TinAnime