Bạn sẽ làm gì khi gặp những người đồng đội toxic trong Valorant, nếu như chưa biết cách hãy thực hiện theo bài viết sau đây nhé.
Toxic person hay người toxic là một thuật ngữ chỉ những người có suy nghĩ tiêu cực, chuyên mang đến những thứ xấu xa cho người chơi khác hoặc có biểu hiện phá hoại thông qua lời nói, hành động (blame, troll game).
Trong Valorant nói riêng và game nói chung, thuật ngữ toxic được dùng nhằm ám chỉ những người chơi thiếu văn minh, có thái độ tiêu cực mỗi khi đồng đội gặp phải lỗi nhỏ trong quá trình chơi. Họ thường xuyên gây khó chịu và làm ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm của người chơi khác.
Trong Valorant, bạn sẽ dễ dàng nhận biết được những người toxic thông qua những dấu hiệu sau đây:
– Nói tục không ngừng: khi đồng đội mắc phải một lỗi nhỏ thì ngay lập tức sẽ nhận những câu chửi cực kỳ phản cảm, liên tục và không ngừng nghỉ khiến cho người chơi khác cảm thấy cực kỳ khó chịu, đôi khi còn cáu bẩn.
– Phá game: họ sẽ liên tục phá những người chơi khác bằng cách ném lựu đạn (hoặc lửa…) vào người bạn, che khuất tầm bắn cũng như cố tình chết….
– Hay than vãn: những kiểu người chơi hay than vãn cũng tương tự như nói tục, có điều lời nói sẽ nhẹ nhàng hơn. Kiểu người chơi này sẽ liên tục kể lể, than vãn lặp đi lặp lại những lỗi sai của bạn nhiều lần.
Vậy, làm sao để có thể tránh những trường hợp như vậy khi chơi Valorant?
Tắt chat và chat voice
Một trong những cách hiệu quả nhất chính là tắt chat và tắt cả chat voice. Khi tắt cả 2 loại chat này, người chơi sẽ dễ dàng tập trung hơn vào trận đấu. Không bị những lời nói, những lời đe dọa ảnh hưởng đến tâm lý.
Đặc biệt đối với Valorant nói riêng và các tựa game FPS nói chung, khi đang có màn trình diễn không tốt, người chơi sẽ có xu hướng ‘yếu tâm lý’ (hay còn gọi là choke). Khi đã ở trong tình trạng như vậy mà còn phải hứng chịu những lời mắng nhiếc nữa thì rất khó để có thể lấy lại được thực lực vốn có.
Nhận lỗi sai
Nhận lỗi sai về mình cũng là một cách khiến cho những game thủ toxic hạn chế đi được phần nào. Trong Valorant, đôi khi sẽ có một vài tình huống bạn bị ‘hừng’ quá mức khiến cho bạn liên tiếp lao ra bắn nhau và rồi không thể mang lại lợi ích gì cho đội.
Những lúc như vậy, hãy thừa nhận những lỗi sai của mình. Đôi khi những người chơi toxic họ nghe được lời xin lỗi từ bạn, sẽ nguôi ngoai đi phần nào. Còn nếu họ vẫn tiếp tục toxic thì hãy thực hiện cách đầu tiên.
Trách ngược lại đồng đội
Nếu sử dụng cách này nghĩa là bạn đã sẵn sàng chấp nhận trận thua. Bạn không cần phải hạ cái tôi, cũng không cần phải tắt chat mà hãy phản biện ngược lại những game thủ toxic ấy.
Ví dụ: Nếu đồng đội liên tục toxic việc bạn chết liên tục thì hãy phản biện lại rằng “tại sao chơi duelist mà không vào site trước lại để (role của bạn) phải vào site”.
Thế hiện hết khả năng
Cách cuối cùng này là một trong những cách hữu hiệu. Hãy thể hiện hết khả năng của mình và leo lên top frag sẽ khiến cho những game thủ toxic im lặng. Người ta thường hay nói “im lặng mà thể hiện” cũng đều có lý do cả.
Lời khuyên là nên kết hợp cách này với tắt chat và voice chat để có thể tập trung hết sức lực.
Report
Một trong những cách cuối cùng chính là report đồng đội. Hệ thống kiểm tra text của Valorant hoạt động rất hiệu quả. Nếu bạn gặp những người đồng đội liên tục toxic, hãy âm thầm report dù cho là đồng đội hay là đối phương.
Với cách này, người bị report sẽ có thể nhận án phạt 3 ngày không thể đấu xếp hạng hoặc xa hơn là không thể chơi game trong vài ngày, tùy theo mức độ.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được người chơi toxic trong Valorant là gì rồi đúng không? Vì một cộng đồng Valorant không toxic, hãy thực hiện các bước trên bạn nhé.
Xem thêm: Lắng nghe ý kiến game thủ LMHT, Riot có khả năng sẽ xóa bỏ Rồng Hóa Kỹ
.fb_iframe_widget_fluid_desktop iframe {
width: 750px !important;
}
Theo: Game4v