Từ đội hình nhận nhiều nghi ngờ, do đâu Faker và các đồng đội đã trở thành “độc cô cầu bại” tại LCK Mùa Xuân 2022?
- Thắng chật vật đội top dưới, WBG chắc suất playoffs nhưng bị chê bai không tiếc lời: “Đánh như dân học viện ở LCS”
- Đấu Trường Chân Lý: Học hỏi mẹo độc từ “siêu kỳ thủ nhà T1” để leo rank thần tốc với team Liên Xạ
- Được mệnh danh là “ông trùm Riven”, TheShy bây giờ lại “buông lời cay đắng”: “Vị tướng này rác quá”
Trong kỳ chuyển nhượng cuối mùa giải 2021, T1 tuy rằng cũng có vài biến chuyển trong lực lượng nhân sự nhưng chủ yếu là đẩy đi những cựu binh. Không như DWG KIA, Nongshim RedForce hay Gen.G Esports, T1 không có bất kỳ cái tên mới nào cập bến. Ngay cả Asper cũng là từ đội T1 Academy đôn lên.
Faker và các đồng đội trẻ đang bay cao tại LCK Mùa Xuân 2022
Thế nhưng, vị trí của T1 hiện tại là top 1 BXH LCK Mùa Xuân 2022. Thậm chí, họ còn là đội duy nhất trong bình diện 4 giải Major giữ được mạch bất bại lên đến con số 13 trận liên tiếp. Thành tích này không chỉ tiệm cận kỷ lục của SKT T1 Mùa Hè 2015 mà còn giúp Faker và các đồng đội sớm có vé vào playoffs. Trong số các bại tướng của T1, đều đã có đầy đủ những cái tên đã đầu tư rất nhiều ở trên.
Bỏ qua những lý do khách quan như việc người mới chưa hòa nhập hay ảnh hưởng của dịch bệnh, không thể phủ nhận T1 đã có thành tích rất đáng khen ngợi. Nhất là trong đội hình chính của họ, trừ Faker, không có ai lớn hơn tuổi 20. Vậy, làm cách nào mà “1 lão tướng và 4 tài năng trẻ” có thể khiến cả thế giới trầm trồ như vậy?
Khát khao chiến thắng, miệt mài tìm kiếm sự công nhận
Có lẽ không ít lần người ta thấy các tuyển thủ trẻ của T1, nhất là Gumayusi, “gáy sớm” hoặc có những tuyên bố hùng hồn. Gumayusi tự tin là rất tốt và đó cũng là tính cách cần thiết trên con đường chinh phục danh hiệu. Nhưng ẩn chứa trong đó là khát khao giành chiến thắng qua từng trận. Năm xưa, người ta thấy một Faker khát chiến thắng đến độ rơi lệ ngay trên sân đấu. Bây giờ, Gumayusi hay Keria chưa đến mức phải bật khóc như “Quỷ Vương”, nhưng khát vọng chiến thắng của họ là không thể bàn cãi.
Trừ Faker, các thành viên của T1 đều chưa từng chạm đến danh hiệu nào
Chưa kể, những Gumayusi hay Keria hiện tại dù có thể xem là cặp bot giỏi nhất LCK, hay bậc nhất thế giới nhưng chưa có bất kỳ sự chứng minh nào cụ thể cả. Keria xử lý xuất thần, Gumayusi “gánh” cả T1 trên vai hay Zeus mới có màn tỏa sáng hủy diệt Doran, Oner phối hợp với Faker khiến người ta nhớ đến Bengi… Nhưng cái họ thiếu là danh hiệu. Lần gần nhất T1 gần một danh hiệu nhất chính là chung kết LCK Mùa Hè 2021. Nhưng họ đã thất bại và bây giờ, trong lòng những Gumayusi, Keria, Oner, Zeus và cả Faker chính là chức vô địch ở mọi giải đấu mà họ tham gia.
Gumayusi hay Keria đều không ít lần thể hiện sự tự tin cũng như khát khao chiến thắng trong các buổi phỏng vấn hay tuyên bố trước các trận đấu
Thời gian gắn bó lâu dài
Trong số 4 thành viên trẻ của T1 hiện nay, chỉ có mỗi Keria là từ đội khác chuyển đến trong khi Gumayusi đã gia nhập T1 từ hồi đội tuyển này còn mang tên SKT T1. Zeus và Oner thì có thể nói là lớn lên cùng nhau từ lò đào tạo học viện. Và Faker thì không cần phải nói. Tên tuổi của anh gắn liền với sự ra đời và phát triển của T1. Bản thân “dân ngoại đạo” Keria cũng góp mặt từ cuối mùa năm 2020 và khả năng thích nghi của cựu sao DRX thì thực tế đã chứng minh đầy đủ.
Trừ Keria, còn lại các thành viên của T1 hiện nay đều là “cây nhà lá vườn”
Trong bất kỳ môn thể thao tập thể nào, khi một đội ngũ gồm toàn những cái tên xuất phát từ cùng một lò đào tạo, sẽ vô cùng dễ dàng để vận hành. Những tuyển thủ của T1 hiện tại, kể cả chính Faker, đều đã quen với phong cách thi đấu của nhau. Đã quan sát và học hỏi các đồng nghiệp, đàn anh cùng tổ chức trong suốt thời gian sự nghiệp của họ. Do đó, không lạ khi Zeus mới có mùa giải đầu tiên đánh chính đã vô cùng ăn khớp với đội. Hay Oner đang dần tạo ra cặp rừng – mid mới mà T1 đã không có được từ khi Bengi xuống phong độ. Còn Keria, anh đơn giản là thiên tài với khả năng thích ứng nhanh và óc sáng tạo vô hạn của mình.
Keria thì đơn giản là “thiên tài ngàn năm có một” của làng LMHT hiện nay
Kinh nghiệm và sự kết nối giữa “lão tướng” Faker và các đàn em
Trong các bài phỏng vấn, không ít lần các tuyển thủ trẻ T1 khẳng định, Faker hoàn toàn không có sự xa cách với họ dù anh là tượng đài của LCK, còn những thành viên khác chỉ mới bước đầu xây dựng sự nghiệp. Thậm chí, Faker còn tỏ ra vô cùng thân thiện với các đàn em, từ trong lúc thi đấu đến lúc chụp ảnh sau trận, trong các bài phỏng vấn. Có thể nói, Faker không chỉ là playmaker trong trận mà còn là chất xúc tác giúp kết nối các thành viên T1.
Không thể quên chất xúc tác mang tên Faker
Sự lãnh đạo tài tình của Faker thì không cần phải bàn. Anh chính là tuyển thủ giàu kinh nghiệm bậc nhất LCK hiện nay. Ngoài ra, “Quỷ Vương” cũng có không ít những màn tỏa sáng đúng lúc, như trong game 1 trận gặp Gen.G vừa qua. Ở tuổi 26, không ít người cùng thời với anh đã giải nghệ hoặc tụt phong độ. Faker thì vẫn có cách tỏa sáng của riêng mình.
Một khi người đầu tàu đã làm được công việc quan trọng nhất là tạo sự kết dính giữa các đồng đội, thì việc vận hành lối chơi trở nên vô cùng dễ dàng. Và đặc biệt, dù Faker là người lão luyện nhất, nhưng anh luôn lắng nghe đồng đội. Ví dụ tiêu biểu chính là trong trận T1 – DK, một tuyển thủ trẻ như Keria mới là người call tình huống ăn Baron và đẩy nhà mang tính quyết định chứ không phải Faker, giúp T1 giành chính thắng.
Pha call Baron 9000 IQ của T1…
…và pha backdoor phá nhà mang về chiến thắng cho T1 ở game 2 đều do Keria kêu gọi
Từ những điều trên, T1 đã và đang thể hiện sự teamwork rất tốt. Cả đội đều tài năng, và mỗi người đều tôn trọng ý kiến lẫn nhau cũng như nhìn cùng về một hướng: các danh hiệu cho T1. Một tập thể như vậy, thì không khó hiểu khi T1 đang hùng dũng lao về đích với chuỗi thành tích bất bại ngày một dài. Sẽ không quá xa nếu nhận định, cứ giữ vững phong độ hiện tại, không chỉ LCK Mùa Xuân 2022 hay MSI 2022, mà đến cúp vô địch CKTG 2022 cũng hoàn toàn nằm trong tầm tay Faker và các đồng đội.
Theo GameK